Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Phạm Thiên Thư với Ngày Xưa Hoàng thị...





Thi Sĩ: Phạm Thiên Thư.


·                                
Với nhVới nhiều người thì Ngày xưa Hoàng thị (kể cả thơ lẫn nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên Thư thì “đó chỉ là những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ”.
Quê ông ở Kiến Xương- Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định- Sài Gòn.
“Tôi vẫn nhớ tới căn nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó”.
Ông nhớ lại: Cũng trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời. Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau.
“Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.
Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ.
Thế nhưng mỗi khi đi ngang con đường một thuở, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội hoa vàng…”.
Ông tâm sự: “Đây không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội trao tặng.
Khi còn nhỏ tuổi tôi cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp.
Vì vậy mãi đến năm 1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”.
“Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?”- “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sĩ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.
Vào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sĩ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sĩ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu.
Thậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...
“Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo.
Nhạc sĩ Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này
Căn nhà của ông giờ là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm động hoa vàng” để đặt tên.
Quán nhỏ nhưng bài trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Ông cười: “Thì tôi đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc. Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ…”
Ông buông bút, nhắm mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân cô gái tên Ngọ có mái tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến thế.
Theo Tiền Phong.
         
           Nhà Thơ Phạm Thiên Thư.           
 
                                                                      Trạch An-Trần Hữu Hội.

Tôi tham dự những buổi ra mắt tập san VHNT Quán Văn thường xuyên, kể tử sau số 15, số đầu tiên tôi có đăng truyện ngắn. Cũng là sau khi tôi rời Ninh Thuận, năm 2013, nơi tôi đã sống 40 năm. Vào định cư tại Sài gòn.
May mắn cho tôi, bấy lâu thích văn chương thơ phú, nhưng không có đều kiện viết về những gì mình đã sống, đã dự phần…Nay, một căn bệnh cắt mất một phần thân thể, việc mưu sinh tạm để cho đời đưa đẩy đẩy đưa. Tôi cầm bút thực hiên mong ước từ thời thanh xuân: Viết…
Cuộc sống luôn có những bất ngờ mang tính định mệnh.
Từ ngày tham gia cùng nhóm VHNT Quán Văn, tôi gặp gỡ thường xuyên với những nhà văn, nhà thơ…Trong số đó có những người mà thời trai trẻ, tôi đã ngưỡng mộ, kính phục…
Nhà Thơ Phạm Thiên Thư là một trong số ấy.
Trước lúc ra mắt tập san Quán Văn nào đó, khoảng chừng số 22 (?). tôi đang chuyện trò cùng nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên (Tác giả bản nhạc “Thuyền đêm”.) thì nhà giáo Lê Viết Yên đến, cùng đi, có một người, mà nhìn qua thì không biết có viết văn, làm thơ gì không! Bên ngoài người ấy không tạo một ấn tượng nào với người gặp gỡ. Ông chào tôi và nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên. Rồi lôi ống Pip ngậm, bập bập…rồi như lập tức chìm vào trầm tư.
Một lát sau, anh Lê Viết Yên (Dạy môn VHVN tại Đh Tôn Đức Thắng) quay qua, đưa cho tôi tập thơ mỏng, “ Động hoa vàng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư. anh ấy nói nhỏ vừa đủ nghe: Giới thiệu với Trạch An, Tác giả đây! Rồi nói với “người trầm tư” : Giới thiệu với anh đây là nhà văn Trạch An-Trần Hữu Hội.
Tôi thật sự choáng, Phạm Thiên Thư (PTT) của “ Động Hoa Vàng, Đạo Ca, Đoạn trường Vô Thanh …” đây ư!?
Không có diều kiện đọc thơ của PTT nhiều, nhưng qua những bài thơ của PTT. mà Phạm Duy phổ thành ca khúc đã thực sự chinh phục không riêng gì tôi, mà cả một thế hệ trẻ trước 1975, Tôi yêu mến nhà thơ này vô cùng!
Nhìn chử ký và nét chử đề tặng, rõ ràng, đẹp thật sự, trong trang đầu tập thơ, tôi nắm tay PTT lí nhí: Em cảm ơn anh!
Một hôm, nhà thơ Trần Thoại Nguyên gọi điện bất ngờ, hỏi tôi nếu rãnh thì ghé quán Hoa Vàng uống cà phê, tôi hỏi quán ở đâu, anh ấy ngạc nhiên: Bộ Trạch An không biết quán Hoa Vàng thật sao? Rồi anh ấy chỉ đường, ờ chung cư Bắc Hải…và nói đó là quán của Phạm Thiên Thư. Nơi đây, thường xuyên có một vài văn nghệ sĩ ngồi chơi, thỉnh thoảng có nhà văn, nhà thơ và cả người hâm mộ từ Hải Ngoại về, ghé thăm nhà thơ. Tác giả “Ngày xưa Hoàng Thị”.
Nhà Văn Nguyên Minh, chù biên tập san VHNT Quán Văn,  Hôm ra mắt số 31: “Sông nước miền Tây”. Ghé tai tôi: Sồ 32 chủ đề là nhà thơ Phạm Thiên Thư, chuẩn bị bài nhé.
Tôi thích lắm nhưng để viết về PTT thì chả dám, lại thêm, đây không phải là sở trường của tôi…
Hôm ra mắt, tôi tình cờ ngồi cùng nhà thơ, Tác giả “ Ngày xưa Hoảng Thị” xúc động lắm, Ông nhắm mắt mơ màng khi dàn máy magne Teak 1800SD, một loại máy nghe nhạc quý hiếm thời trước 75, quay nhè nhẹ, phát ra giọng ca cao vút của ca sĩ Thái Thanh: “ em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, em tan trường về…”
Theo tôi “Động Hoa Vàng” và “ Đoạn Trường Vô Thanh” mới là đỉnh cao, là tuyệt thi của PTT với thể thơ lục bát…
                                                   
                                                
                     
                                        Nhà Thơ Phạm Thiên Thư với Trần Hữu Hội.
                                          Ra mắt Quán Văn 32- Phạm Thiên Thư.
                                 Phạm Thiên Thư và Trần Hữu Hội

                                

                                              Quán cafe HOA VÀNG. 
                                                       
                                                        Sài gòn, 21 tháng 9 năm 2016.
                                                             Trạch An-Trần Hữu Hội

                                                                                                   



Ngày xưa Hoàng thị

                      * Phạm Thiên Thư

Em tan trường về 
Đường mưa nho nhỏ 
Chim non giấu mỏ 
Dưới cội hoa vàng 

Bước em thênh thang 
Áo tà nguyệt bạch 
Ôm nghiêng cặp sách 
Vai nhỏ tóc dài 

Anh đi theo hoài 
Gót giầy thầm lặng 
Đường chiều úa nắng 
Mưa nhẹ bâng khuâng 

Em tan trường về 
Cuối đường mây đỏ 
Anh tìm theo Ngọ 
Dáng lau lách buồn 

Tay nụ hoa thuôn 
Vương bờ tóc suối 
Tìm lời mở nói 
Lòng sao ngập ngừng 

Lòng sao rưng rưng 
Như trời mây ngợp 
Hôm sau vào lớp 
Nhìn em ngại ngần 

Em tan trường về 
Đường mưa nho nhỏ 
Trao vội chùm hoa 
Ép vào cuối vở 

Thương ơi vạn thuở 
Biết nói chi nguôi 
Em mỉm môi cười 
Anh mang nỗi nhớ 

Hè sang phượng nở 
Rồi chẳng gặp nhau 
Ôi mối tình đầu 
Như đi trên cát 

Bước nhẹ mà sâu 
Mà cũng nhoà mau 
Tưởng đã phai màu 
Đường chiều hoa cỏ 

Mười năm rồi Ngọ 
Tình cờ qua đây 
Cây xưa vẫn gầy 
Phơi nghiêng ráng đỏ 

Áo em ngày nọ 
Phai nhạt mấy màu? 
Chân tìm theo nhau 
Còn là vang vọng 

Đời như biển động 
Xoá dấu ngày qua 
Tay ngắt chùm hoa 
Mà thương mà nhớ 

Phố ơi muôn thuở 
Giữ vết chân tình 
Tìm xưa quẩn quanh 
Ai mang bụi đỏ 

Dáng em nho nhỏ 
Trong cõi xa vời 

Tình ơi tình ơi!
                               Phạm Thiên Thư

Li bài hát "Ngày xưa Hoàng th" ca nhc sĩ Phm Duy

Ngày xưa Hoàng Thị 

Em tan trường về 
Đường mưa nho nhỏ 
Em tan trường về 
Đường mưa nho nhỏ 
Ôm nghiêng tập vở 
Tóc dài tà áo vờn bay 

Em đi dịu dàng 
Bờ vai em nhỏ 
Chim non lề đường 
Nằm im giấu mỏ 
Anh theo Ngọ về 
Gót giày lặng lẽ đường quê 

Em tan trường về 
Anh theo Ngọ về 
Chân anh nặng nề 
Lòng anh nức nở 
Mai vào lớp học 
Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ 

Em tan trường về 
Mưa bay mờ mờ 
Anh trao vội vàng 
Chùm hoa mới nở 
Ép vào cuốn vở 
Muôn thuở còn thương còn thương 

Em tan trường về 
Anh theo Ngọ về 
Em tan trường về 
Anh theo Ngọ về 
Môi em mỉm cười 
Man man sầu đời tình ơi 

Bao nhiêu là ngày 
Theo nhau đường dài 
Trưa trưa chiều chiều 
Thu đông chẳng nhiều 
Xuân qua rồi thì 
Chia tay phượng nở sang hè 

Rồi ngày qua đi qua đi qua đi 

Như phai nhạt mờ 
Đường xanh nho nhỏ 
Như phai nhạt mờ 
Đường xanh nho nhỏ 
Hôm nay tình cờ 
Đi lại đường xưa đường xưa 

Cây xưa còn gầy 
Nằm quay ván đỏ 
Áo em ngày nọ 
Phai nhạt mây màu 
Âm vang thuở nào 
Bước nhỏ tìm nhau tìm nhau 

Xưa tan trường về 
Anh theo Ngọ về 
Nay trên đường này 
Đời như sóng nổi 
Xoá bỏ vết người 
Chân người tìm nhau tìm nhau 

Ôi con đường về 
Ôi con đường về 
Bông hoa còn đẹp 
Lòng sao thấm mềm 
Ngắt vội hoa này 
Nhớ người thuở xưa thuở xưa 

Xưa tan trường về 
Anh theo Ngọ về 
Xưa tan trường về 
Anh theo Ngọ về 
Đôi chân mịt mù 
Theo nhau bụi đỏ đường mưa 

Xưa theo Ngọ về 
Mái tóc Ngọ dài 
Hôm nay đường này 
Cây cao hàng gầy 
Đi quanh tìm hoài 
Ai mang bụi đỏ đi rồi 
Ai mang bụi đỏ đi rồi 
Ai mang bụi đỏ đi rồi


Ngày xưa hoàng th



Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Hình ảnh sinh hoạt cùng nhóm VHNT Quán Văn, Thân Hữu và gia đình...2010 đến 2016 của Trạch An-Trần Hữu Hôi.



                                              Trần Hữu Hôi và nhà Văn Mang Viên Long
                         Cùng gia đình : Tây Ninh và Thánh Thất Cao Đài
            Cùng vợ Đoàn Thị Luyến, anh trai Trần Hữu Giáo và Hs, ĐKG Phạm Văn Hạng
Cùng LM Đổ Bà Ái và thân hữu Quảng Thuận. Hội hoa Dalat 2009. THH chưa bị cắt chân, mang máy ảnh.
Nhà giáo Lê Viết Yên, Thi Sĩ Phạm Thiên Thư, nhà văn Đức Phan (Về từ Canada )nhà thơ Trần Thoại Nguyên và Trần Hữu Hội. ( Cây sáo Đức Phan tự làm, tặng THH)
 Nhà Văn Đặng Châu Long. Nhạc sĩ, nhà giáo Đoàn Dình Thạch, Ts Hoàng Kim Oanh, Thu Vàng, Elena Pucilliano, Trần Hữu Hội, Nhà Văn, nhà giáo Nguyễn Thanh Thúy ( Ban Mai) ĐH Quy Nhơn. và nhà văn Trương Văn Dân.
Nhón VHNT Quán Văn : Lê Viết Yên, Elena Pucilliano, Đặng Châu Long, Đức Phan, Đoàn Văn Khành, Ngô Thị Mỹ Lệ, Trần Hữu Hội, Nhà Văn Nguyên Minh ( Chủ Biên) Nguyễn thị Phú Yên và Họa sĩ Nguyễn Sông Ba.
                      Con gái và hai cháu ngoại tại Công viên Gia Định (2015 )
                 30 năm thành hôn ông bà ngoại (01/6/1986-2016)
            Trần Hữu Hôi cùng nhà phê bình Đặng Tiến ( về từ Pháp )
        Chị Hạnh, Hoàng Kim Oanh, Elena, Trương Văn Dân và Trần Hữu Hội ( Tòa soạn Quán Văn)
                           Sinh nhật bà Ngoại và toàn gia đình.( 2015)
                       Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Nhà Văn Trương Văn Dân và Trần Hữu Hội.
                    TS Hoàng Kim Oanh và Trần Hữu Hội ngày ra mắt " Hạt Mầm Trot Vay" 2014.
Trần Hữu Hội và vợ Đoàn thị Luyến. Đạo Diễn Nguyễn Vinh Sơn, Nhà Văn Nguyễn Đặng Mừng.Sinh viên KH.XHVN Hoàng Thảo và Nhà Văn Elena Pucilliano Kỷ niếm ngày ra mắt " Hạt Mầm Trót Vay"
                                       Ký họa Trần Hữu Hội,do một Họa sĩ không quen.
     Đạo diển, sản xuất phim Quách Mạnh Kha, Nhạc sĩ Đoàn Đình Thạch, Nhà Văn Mang Viên Long. Nhà văn, MC. Đoàn Văn Khánh và Trần Hữu Hội trong buổi ra mắt QV số 33 " Rừng Thu là bay" Và tuyển tập Mang Viên Long.  ( Đang hát "Lá đổ muôn chiều" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
Trần Hữu Hội, Nhà Thơ Nguyễn An Bình, ? , Nhà Văn Mang Viên Long và nha văn Đặng Châu Long.

                      Nhà Văn Nguyễn Đặng Mừng, Nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên và Trần Hữu Hội.
                                                  Nhá Văn Nguyên Minh ( Chủ biên Quán Văn)
                                      Nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên và Trần Hữu Hội
             Một bằng hữu, Đạo diễn Lê Cung Bắc, Đạo Diễn Nguyễn Vinh Sơn Và Trần Hữu Hội ( họp mặt cà phê NGuyễn Hoàng. CV Lê Thị Riêng
        Trần Hửu Hội với Nguyễn Vinh Sơn trong ngày thành hôn con gái (nhà hàng Điện Ảnh,SG)
                                          Thi Sĩ Phạm Thiên Thư  ( Động Hoa Vàng)
                                                  Tết 2011. Quảng Thuận , Ninh Thuận.
                               Ra mắt Quán Văn 39. tháng 9/2016
               Ts Hoàng Kim Oanh, Nhà Thơ Nguyễn Như Mây, Dịch giả Thiếu Khanh, Trần Hữu Hôi
                                     Nhà Văn Ban Mai và Nhà văn Nguyên Minh.
           Bác sĩ, nhà văn Đổ Hồng Ngọc ( Đổ Nghê) Trần Hữu Hội và nhà văn Đặng Châu Long

Nhạc sĩ Đoàn Đình Thạch, NHà Văn Bác sĩ Đổ Hồng Ngọc. nhò thơ Nguyễn Chinh, nhà thơ Hoài Huyền Thanh,Quỳnh Giao ( về từ Pháp) và Trần Hữu Hội.
                            Ly rượu mừng. Xuân Bính Thân cùng ace Quán Văn.
                                        Sinh nhật ông ngoại và gia đình (2015)
                                          Tết Binh Thân 2016
        Bính Thân 2016. Con trai, thứ baTrần Đoàn Phú Tri, Con gái, thứ hai Trần Đoàn Vĩnh Thanh. vợ Đoàn Thị Luyến và gái út: Trần Đoàn Vĩnh Thụy. Con gái lớn Trần Đoàn Vĩnh Thảo về tết quê chồng BMT cùng hai cháu ngoại.
                 Nhà Văn (?) Nhà Văn Nguyên Minh. Dịch giả, nhà thơ Thiếu Khanh và Trần Hữu Hội.
    Nhà Văn Nguyên Minh, Hoàng Kim Oanh, Nhà Văn nhà Thơ Nguyễn Minh Nữu ( về từ Hoa kỳ)                              Trần Hữu Hội và nhà thơ Cao Quảng Văn...Minh niên tại tòa soạn Quán Văn.
    Nhà giáo, nhà sưu tầm dồ cổ Hiếu Tấn, Gs Nguyễn Đăng Hưng, NHà Văn Trương Văn Dân, TS Hoàng Kim Oanh, Họa sĩ, đkg Phạm Văn Hạng, Ngô thị Mỷ Lệ, nhà thơ Nguyễn Ngọc Thơ, Nhà Văn Phan Trường Nghị, Trần Hữu Hội, con gái út, và nhà Văn Nguyên Minh. ( Một sáng cà phê)
                                          Trần Hữu Hội với H Sĩ Phạm Văn Hạng.
          Ra mắt QV 39.   Người đứng bên Trân Hữu Hôi là Nhà Văn, Nhà Bien Kịch, Phê Bình Điện ảnh Sâm Thương. Cũng là người bạn thân, cận kề bên Nhạc sĩ Trinh Công Sơn trong thời thanh xuân và cả trong những ngày cuối đời.