Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

chuyện về một bài thơ...


                          

                                          Trạch An - Trần Hữu Hội              


              Dạo đó, tôi bị vào trại giam Mỹ Đức.còn có tên là PC 25B.với tội danh chưa rỏ ràng là :
"Phản cách mạng, âm mưu lật đổ chính quyền" Trại thuộc tỉnh Ninh Thuận, nơi tôi cư trú.
               Chuyển từ Huyên xuống, tôi được đưa  ngay vào biệt giam.Gặp ngày tù nhân đang tắm nên lênh láng nước.Tôi ngồi co ro trên  nền xi măng của phòng biệt giam chật chội , chẵng buồn nhìn xung quanh,chỉ có một câu hỏi trong đầu: Phải ở nơi nay bao lâu?!
               Câu trả lời chỉ có đúng hai năm bốn tháng sau đó !
             Người ta thì chỉ ở vài ngày, có khi chỉ vài tuần hay quá lắm là hai tháng, (không tính đến những tù mang án Tử hình. vì họ phải chờ phúc thẩm, khoan hồng...có khi đến cả hai năm)
Không hiểu sao, tôi, không thuộc diện đó nhưng vẫn phải  ở tới hai năm một tháng trong cái phòng 1m8X2m này (hai người) lâu như vậy, Sau này tôi đoán biết là cùng bị bắt với tôi có 3 người. hai người kia ở nhà H và nhà B, tôi  nằm trong biệt giam là an toàn, khỏi liên hệ đươc với nhau!!!
               Có được ra ngoài hai tháng ngồi cạo trúc (mành trúc) nên tôi có kinh nghiệm rằng: ở trong ấy tiện hơn ở nhà ngoài, tha hồ nằm, tha hồ nghĩ ngợi, tha hồ nhớ nhà...khỏi lăng xăng lao động , nhất là không đụng chạm với ai để bị báo cáo láo, viết kiểm điểm vô duyên !
               Chừng  hơn một năm  sau, thỉnh thoảng, bạn chung phòng rủ tôi  cõng nhau đứng trên "thùng cầu"nhìn ra ngoài, xem sinh hoạt của trại cho đỡ buồn . Người này đứng lên vai người kia bám vào tường lén nhìn ra ngoài, thấy các trại viên lui tới mà ...thèm !
                Trại có hai dãy biệt giam D và Đ . tôi không nhớ mình ở dãy nào, chỉ biết nó nằm đối diện với "nhà nữ". Nhà nữ hình như trước đây là một nhà chùa hay nhà thờ nhỏ dành cho Tù trong chế độ cũ,  nay dùng cho quý phạm nhân nữ. 
                Mới hai sáu tuổi đời, chưa có gia đình, nên tôi thích thú nhìn "nhà nữ" khi có dịp leo lên cửa sổ! Có ở trong hoàn cảnh ấy bạn sẻ thấy tâm lý mình thật lạ. Chẳng hạn có một lần nhìn ra, tôi hốt hoảng khi thấy một đứa bé  chập chửng trên sân, tôi hét lên vì sợ những phạm nhân qua lại vô tình dẫm chết đứa bé . nó mỏng manh và yếu ớt quá !!! ( đứa bé là con của Trại trưởng hay là Y Tá của trại gì đó) . Hậu quả là tôi bị còng hai tay, hai ngày sau mới tha ! Hình phạt này tuy không nặng nề gì nhưng thật khổ . Bình thường, ta ngứa đâu gải đó , khi còng hai tay rồi, cơ thể ta bổng ngứa lung tung mà không tài nào gải được. Lăn qua lăn lại như một con giun đất !!! Không khác một cực hình !
                Hôm ấy ,tôi cùng người bạn chung phòng leo lên , nhìn qua nhà nữ như mọi khi ! chao ôi là đẹp ! Trước mắt tôi là một cô gái  trẻ trung, đứng nhìn trời, hai tay chắp sau lưng tựa người vào cây dừa trước nhà giam...Cô mặc bộ đồ trại phát, Vải thô , màu trắng nhưng được sửa lại gọn gàng và nhuộm thành màu xám, màu duy nhất có thể nhuộm vì  thuốc nhuộm là một loại bột màu đen , được lấy từ một quả pin bỏ .
               Dáng hình thon thả quá, mắt ngước nhìn trời vu vơ quá, buổi chiều êm ả quá ..và tôi...xao xuyến quá!!!
               Tôi phải xuống để cho bạn thế chỗ ! Hình ảnh cô Phạm nhân cứ đeo đẳng trong tôi không tài nào quên được, mà tôi cũng chẵng muốn quên ! Mấy lần sau, thỉnh thoảng tôi cũng được nhìn thấy cô ấy ,nhưng thật hiếm .
               Hồi đó, tôi ít khi làm thơ. Đối với tôi , thơ Tiền chiến là quá đủ cho mình, những dòng thơ ấy là mẫu mực và là đỉnh cao của sự lãng mạn, cứ nhẫn nha với các nhà thơ ấy là quá đủ .Yên Thao, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan. Nguyễn Bính...Đủ quá cho tôi !
               Nhưng bây chừ tôi quay quắt với hình ảnh cô phạm nhân này quá, không làm một bài thơ thì không biết nói sao cho vơi nỗi...tương tư ! Không bút, không viết, không cả thuốc đỏ đễ làm mực, tôi cứ nhẩm trong đầu từng chữ, từng câu rồi học thuộc nó :

     Nhìn cô Phạm(nhân)
Em trông mây, bên này tôi cũng thế,
Cũng như nhau chúng ta còn quá trẻ,
Tuổi đương xuân và tóc chửa sang màu
Em môi thơm, còn thoang thoảng hương cau ,
Tôi trán phẳng , mới hằn lên nét nghĩ .
Quê em đâu, mẹ cha còn không nhĩ ?
Có chồng chưa và có nghĩ gì không ?
Tôi mất cha, mẹ già tóc bạc trắng,
Buổi tôi đi người buồn không căn dặn,
Bởi lòng người đã rối rắm như tơ !
Bao đêm rồi chắc hẳn vẩn còn mơ,
Ngày gặp lại đứa con yêu mến nhất,
Tôi hằng nguyện: Mẹ ơi, xin đừng mất,
Trước khi con trở lại sống bên người !!!
Tôi có người em tuổi đôi mươi,
Tóc rẽ mái, má hây hồng tươi tắn,
 Mỗi sớm mai khi trời chưa ló nắng,
Hai chúng tôi cùng chung lối lên nương.
Chừ ra sao con chim nhỏ thân thương,
Được êm ấm hay cũng vương sầu khổ ?!
Bởi vì thế, khi nhìn em dáng nhỏ,
Tôi chạnh thương và nghe nặng trong lòng !
Xa quê hương Đào hơn một lần bông,
Mà cứ ngỡ bao lần hoa Mai rụng!!!
                                      Ninh Thuận.  Mỹ Đức  , XI-1981.

             Tôi được ra nhà A sau đó vì ghẻ nhiều quá, nằm bên một  bạn nhỏ hơn tên là Hưng, Sợ quên đi bài thơ nên tôi đọc cho Hưng nghe, Hưng học thuộc và hứa sẻ đọc lại cho anh tôi nghe khi nào về được (Hưng làm thủ kho của TNXP ở Quán thẻ. dính líu chút ít thuốc rầy, chủ yếu vì bạn bè ...nên chắc chắn về sớm) .
               Ra nhà ngoài, Tôi thất vọng đến không tin những gì anh em cho biết về "cô phạm" của tôi ! làm sao tin được một cô gái dịu dàng như thế lại có thể có mặt nơi đây vì tội "bóp cổ lấy vàng" chịu án tới hai năm!!! Cái miệng mom móm mà tôi cho là có duyên lại là do mấy cái răng bên trong không còn!!! Và nữa, giang hồ còn gọi cô là "Thu hăng rết" (hết răng).  Ối trời !!!
              Tháng sau Hưng về, Như đã hứa, thay vì đến nhà , Hưng chép  cho anh tôi bài thơ, gởi qua đường bưu điện .Cái nhắc lại đây là vì Hưng quá hiền lành, chỉ biết chân thành thôi, nên viết cho  anh tôi rằng : ...Em chép cho anh bài thơ của người "khuất mặt".!
              Cả mẹ và anh tôi hốt hoảng , khóc lu loa ... chắc là tôi chết rồi nên Hưng mới dùng chữ"khuất mặt" . Lo lắng  lắm nhưng mẹ và anh tôi chẳng làm sao được . chỉ mong đến ngày thăm , hy vọng có tin về tôi!!!
              Hơn một năm sau, tôi về với cái giấy lệnh tha ghi rỏ : Miễn tố, quản chế tại địa phương 12 tháng .
              Biết mọi chuyện , tôi  muốn gặp Hưng nhưng không biết tìm gặp thế nào. 
           Mấy tháng sau, không xin phép địa phương vì biết xin cũng chẳng được. Tôi vào Hàm Tân thăm chị  đầu của tôi ở đó. Ra chợ Tân Hà, buổi chiều nên chợ vắng, có quán cà phê ngay chợ   với mấy chàng trai trẻ đang uống rượu cùng nhau...Tôi gọi ly cà phê nhìn bâng quơ ra đường, tôi đang lơ đãng thì chợt lắng tai nghe phía bàn rượu có tiếng ngâm thơ nho nhỏ , tôi nghe họ ngâm bài "Đôi mắt người Sơn Tây" của Quang Dũng. bài thơ này tôi thuộc nằm lòng, nên cũng không chú ý lắm, chỉ vui vui vì  đám thanh niên có vẽ"có hồn thơ" . Một lát, tôi giật mình vì  một bạn đọc... "Tôi mất cha, mẹ già tóc bạc trắng...Buổi tôi đi người buồn không căn dặn..."Tôi quay hẳn qua phía họ, Bài thơ của tôi, sao họ biết được nhỉ?! Tôi có viết cho ai đâu, in thì càng không, tôi gần như quên nó rồi...Lân la qua bàn bên, Các chàng trai nhìn tôi nghi ngại không đọc nữa. Tôi hỏi họ với nụ cười thật hiền:" Bài thơ vừa rồi của ai thế ?"  Một bạn nhìn tôi, chăm chú không có vẻ gì thiện cảm. Thú thực ,tôi ăn vận khá nghiêm túc, áo vô thùng, có khi muốn ra dáng cán bộ để ...khỏi bị hỏi giấy đi lại! 
                Vừa may đứa cháu của tôi đạp xe đến, nó vừa học xong ,về nhà nghe cậu vào nên đi kiếm. Ở chỗ mà  ai cũng biết ai này cũng hay, cháu tôi chào họ rồi ngồi bên tôi,  so ra cháu tôi nhỏ hơn họ nhiều  nhưng vì nó học rất  khá, tính lại vui vẻ lễ phép... nên nhều người biết.
                Không khí đã nhẹ nhàng đi, tôi hỏi lai anh bạn trẻ. Rụt rè anh bạn cho biết là ..."bài thơ này là của một người tù tử hình!!!"  Tôi tá hỏa !!! Vậy sao mấy bạn biết? họ lắc đầu không nói! Tôi bối rối thật lâu, cháu tôi hỏi tôi sao thế. Tôi muốn nói với họ là bài thơ đó  của tôi, không phải tù tử hình mà chỉ ở tù hơn hai năm và bây giờ đang ngồi với họ đây.., nhưng chắc gì họ tin. Tôi nghĩ có khi mình đọc cả bài thơ thì họ dễ tin hơn. Nghĩ vậy tôi đọc nho nhỏ cả bài thơ. Đang đọc thì một bạn ngồi quay mặt ra đường bổng gọi to : Hưng, Hưng
                Tôi quay người muốn vẹo xương sống ! Hưng thật rồi. Hai chân chà  xèn xẹt làm thắng, chiếc xe sườn ngang chở hai rổ  cá hấp phía sau, tôi lao ra ôm lấy Hưng làm Hưng ngọ nguậy  ngửa người ra sau đễ nhìn tôi cho rỏ !"...Anh Hội, anh được tha rồi sao?..."
                Năn nỉ người chủ quán hấp lại dùm hai con cá ngừ, Biết anh em lâu ngày gặp nhau, Chủ quán nhiệt tình hơn khi ngỏ ý muốn bán dùm số cá còn lại dùm cho Hưng . Chúng tôi uống nhiều và gần như suốt đêm không ngủ bên hàng hiên nhà một trong những người bạn trẻ.
                Bài thơ của tôi không hay, tôi biết vậy, nhưng hai chữ "tử tù " mà Hưng "phịa" thêm làm nó...hay !!!

              
                                              Trạch An -Trần Hữu Hội
                                           Mỷ Đức- Phan Rang:19-II-2011

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Hạt Mầm trót vay...






Hạt mầm trót vay !

                                                                Trạch An – Trần Hữu Hội.

            Chuông điện thoại reo khi Hoàn vừa thức giấc, định  ngồi dậy.
           -A lô !
           Một giọng nữ gấp gáp, xúc động
           - Chị Mây chết rồi anh Hoàn ơi  ! Vừa đưa sáng nay, em tình cờ đi thăm con bạn mới hay tin…Chị ấy đang đi từ phòng trà về nhà, một cậu trai đi loạng choạng , chưa đụng chị ấy, nhưng chị ấy mất bình tỉnh thay vì giảm ga, lại tăng thêm, xe đâm vào cột điện !!!
           -À….à.. xin lỗi,  ai vậy?
           -Em, Phú đây mà…Bây giờ em đang đón xe lên, xe bus.
           -Lên đâu?
           -Lên trên Ninh Sơn…
           -Làm gì vậy?
           -Em lên nhà ! Vừa đưa đám chị ấy xong em chạy ra xe bus ngay nè…
           Hoàn ngồi mấy giây không hiểu ai chết và ai báo tin !
           -Xin lỗi, em là ai vậy ha ?
           -Phú đây mà ! Phú gần nhà anh, bán vật liệu đó !
           -À Phú !
           Lúc này Hoàn mới hiểu , nhưng chưa biết nói gì !
           -Em thấy hôm trước chị ấy cứ hỏi thăm anh, nhờ em xin số điên thoại , nên em báo cho anh…Hôm đám cưới con em, chị ấy lên , chờ anh , tưởng em có mời anh ! Thấy chị ấy buồn mà tội !
           -À, Mây, sao mà chết vậy ?!
           -Chị ấy tự tông vào cột điên ! Anh cầu nguyện cho chị ấy đi, tên thánh là  Luxia !
           -Anh cảm ơn Phú nhé !
          Đến lúc này , Hoàn mới hiểu hết cuốc điện thoại…Anh tắt máy ngồi thừ ra một lúc…có lẽ lát nữa rồi gọi lại . Vừa xin lỗi đã không nhận ra Phú , và hơi bất ngờ nên hờ hững với tin buồn của một người mà mình đã từng quen , từng thân thiết !
          Hoàn  đốt một điếu thuốc, ngồi nhớ lại cuộc điên thoại sáng nay.  Mây Chiều là Nikname của một người bạn tên là Phan Thị Loan ! Một số bạn quen từ lâu thì biết cái tên thật này. Gần 15 năm trở lại đây , Loan luôn giới thiệu tên mình là Mây .

                                                        ****
           Có lẻ cũng đã gần ba mươi năm . Sau chuyến vượt biển ở Phan Thiết không thành, Hoàn không bị bắt vì bể từ khi chưa xuống bãi. Trở về nhà trên chuyến xe . Anh tình cờ gặp Loan. Lúc ấy là kế toán của một trường Trung Học ở Phan Thiết.
           Tránh đi xe Phan Thiết-Phan Rang, gần trưa , anh đón được một chiếc xe khách Sài gòn-Nha Trang. Vừa lên xe một quãng chưa ra khỏi Phan Thiết, xe ngừng ăn cơm ! Anh  xuống đứng bên lề đường ngoài quán ăn một quãng...tránh gặp người quen . Áng chừng  thời gian ăn đã xong, Hoàn quay lại nhưng xe vẫn chưa chạy, anh đứng dựa vào thân chiếc xe tránh nắng, nhưng cái nắng giữa trưa không đổ bóng phía nào . Một cô gái có lẽ cũng không ăn trưa, đang đứng đó, tờ báo che trên đầu…Hoàn mỉm cười và cô ấy gật đầu cười lại. Tờ  báo được banh rộng ra thêm, tạm đủ che hai người. Lên xe , Loan  đổi chổ cho một hành khách, hai người ngồi bên nhau.
            Một cô gái gốc Huế, sinh  ở Phan Rang.
            Sau khi cùng xuống Phan Rang, Hoàn về nhà mình ở Ninh Sơn và gần như không nhớ gì chuyến xe và  cô gái tên Loan. Nhưng hai ngày sau , cô ấy vào ngay nhà  khi Hoàn vừa đi rẫy về , chuẩn bị tắm . Trên tay có một túi Thanh Long  và chiếc túi xách nhỏ mang trên vai.
            Có lẻ những bản nhạc hát cùng nhau, cùng bạn bè của Hoàn, làm tình cảm của Loan thêm thân thiết. Với anh, Hoàn thấy mến cái gàn gàn có vẻ bất cần, thêm chút thông minh… trong con người ấy. Nhà anh luôn có bạn, nhạc vàng  bị cấm nhưng cũng vẫn được bạn bè của Hoàn hát hằng đêm với dăm ba xị rượu…Sau đó Loan vào ngủ với mẹ anh , còn anh, nằm sắp lớp với đám bạn ở nền nhà…Loan ở lại bốn ngày tại nhà Hoàn, những ngày vào suối cùng bạn bè vẫn không làm Hoàn thêm chút tình cảm nào ! Chỉ lúc đưa Loan lên xe , anh mới có chút bồi hồi khi bắt gặp ánh mắt nhìn buồn bã của Loan, Hoàn nhận ra Loan khá đẹp !
            Rồi không gặp lại nhau đến chừng sáu, bảy năm.
              
                                                  ****

             -Anh Hoàn !
             -Loan ! Em làm gì đây?
             -Em chờ tàu vào Sài gòn, còn anh?
             Chen vào chỗ Loan vừa nhích ra, cơn mưa bất ngờ làm nhà ga thêm chật chội, hành khách chen chúc nhau dưới hàng hiên .
             -Anh cũng vào Sài Gòn.
             -Lâu nay anh làm gì?
             -Anh cũng chỉ ở trên đó thôi, có đi tù gần ba năm.
             -Anh chưa lấy vợ à ?
             -Chưa, còn Loan ?
             -Em lấy chồng rồi…
             -À, anh ấy làm gì vậy Loan ?
             -Lái máy ủi cho công trường thủy lợi anh à.
             -Tốt lắm, có công ăn việc làm như thế thì ổn định và hạnh phúc lắm rồi…
             Lạc, một người bạn của Hoàn đang đi vào ga , Hoàn gọi bạn, rồi chào Loan . Hoàn tới bên Lạc , cả hai tìm quán ngồi chờ…Vào đến Sài gòn, anh tìm Loan chào tạm biệt.  nhưng đông đúc, chen lấn quá không tài nào tìm được.
             Và rồi anh lập gia đình .
             Năm tháng trôi dần trong cuộc mưu sinh vất vã. Một lần về thị xã Phan Rang  rữa ảnh. Chỗ anh ở không cho phép đặt máy rọi, các thợ ảnh phải về cửa hàng  nhiếp ảnh Quốc Doanh ở thị xã để phóng hình, vì xe cộ khó khăn, nên Hoàn phải ở lại…
             Anh gặp lại Loan. Sau một lúc chuyện trò, Loan mời Hoàn về nhà chơi. Nghe Loan có nhà riêng ở thị xã, anh cũng mừng thầm cho cô ấy. Khi về đến nơi, mới biết là anh chồng đã bỏ mẹ con Loan , hơn một năm rồi.  Loan sống với đứa con trai mà không cần biết anh ấy đi nơi nào !
            Từ chối ở lại, lấy cớ là phải về cửa hàng rọi ảnh trong đêm để sáng mai còn sấy khô , cho kịp lên lại Ninh Sơn, thời này mọi khâu tráng rọi ảnh còn thủ công và vất vã …Loan nhìn anh không nói gì, mắt buồn rầu làm Hoàn lúng túng, chào nhanh rồi đi ra ngỏ.
            Lúc này đã chuyển qua hình màu, trong nhà lại mở thêm  kinh doanh internet, bán băng đĩa nhạc…Hoàn thường xuyên  xuống thị xã để làm hình ở  Lab, lấy hàng…Cuộc sống cũng không khá hơn là bao. Một gia đình gồm hai vợ chồng và ba đứa con, thu nhập cũng đắp đổi…Mỗi lần đi như thế, anh thường mua vài tấm vé số cầu may…
            Hoàn vừa chạy xe vào thị xã vừa tìm người bán vé số...Anh dừng lại sát một người bán vé số đi bộ bên đường.
            -Cho tôi mấy tấm vé .
            -Anh mua mấy tấm…Ôi , anh Hoàn !
            Loan lặng đi một giây rồi những giọt nước mắt buồn tủi thay nhau lăn trên má !
            Hoàn nhìn lại, Loan đang mang thai , chắc cũng đã vài tháng !
            -Anh ấy  về  lại rồi ư?
            -Với một người khác, nhưng cũng đã bỏ Loan !
            Hoàn im lặng  không nói , một cái gì đó như lòng thương cảm dâng lên , cồm cộm trong lồng ngực !
            -Vào quán kia đi, mình nói chuyện một lúc !
            Loan lau nước mắt , ngoan ngoãn theo anh vào quán…
            Loan hỏi anh có thường lên mạng không, anh nói thỉnh thoảng, nhà có kinh doanh  internet. Loan xin  nikname của Hoàn và ghi nikname : Maychieu57@yahoo.com
            Hoàn lấy cho mình năm tấm vé, lấy thêm năm tấm dúi vào tay Loan.
            Anh nhớ cũng có vài lần Loan nhắn tin, nhưng đa số là không trùng thời gian có anh trên mạng ,  Hoàn trả lời tin nhắn, rồi phải lo quán xuyến mấy cái máy dở hơi vì…mua với giá rẻ !

                                                           ***
           Cơn đột quỵ làm Hoàn liệt nữa người ! Ở vào tuổi năm mươi bảy , Hoàn tuyệt vọng và buồn rầu ! May có những lời an ủi của mọi người mà bớt đi phiền muộn ! – Không chết là may , còn minh mẫn mà nhìn con cái cũng hạnh phúc lắm rồi !
           Những lần tái khám và điều trị thường xuyên làm Hoàn mệt mỏi. Hơn một năn nay, anh tạm phục hồi chút sinh lực.
           Một buổi chiều, anh nghe điện thoại reo :
           -Xin lỗi , Có phải  máy của anh Hoàn không ạ?
           -Vâng, tôi Hoàn đây. Cô là ai ?
           -Anh Hoàn ! Em , Loan đây anh Hoàn. Nghe anh bị đột quy, em muốn lên thăm quá  nhưng ngại, nhờ mãi mới lấy được số điên thoại của anh !
           -À, Loan ! Em thế nào ?
           -Em đang làm quản lý cho phòng trà Giai Điệu . Lúc nào cũng nhớ anh với bản “Em tôi”  của Lê Trạch Lựu !
           - Giờ anh còn hát hò gì nữa đâu !
           Thực ra, thỉnh thoảng các con và vợ Hoàn, vẫn thường đến các phòng trà ở Sài Gòn trong những lần đi tái khám ,  hát Karaoke trong nhà cho anh vui ! Anh vẫn hát được những bản nhạc yêu thích , trong đó, có khi là “Em tôi”.
           -Phòng trà có tổ chức hát với nhau, đông khách lắm, có mấy người trên đó xuống chơi hoài . Em mời anh xuống một lần cho vui  được không?
           -Khó khăn lắm Loan à…Anh dường như rất khó đi xa nhà.
           -Em mời luôn cả chị, về đây em lo mọi chuyện…anh nên đi xe bus.
           Những cuộc gọi thương hơn, Loan cũng an ủi anh và muốn anh vui ! Hoàn luôn từ chối vì thấy khó khăn  và bất tiện. Có một hôm :
           - Mười bốn tháng Tư này là sinh nhật em ! Em tổ chức tại “Giai Điệu”. Em cho taxi lên đón anh được không ? Nếu anh không muốn ở lại thì xe đưa anh lên lại sau tiệc luôn. Có anh Lân bạn anh cùng đang ngồi đây, anh nói chuyện chút nhé.
           -A Lô, Lân đây, Hoàn nhớ mình không ? Lân dạy trường Lâm Sơn ngày nào đây mà !
           Trong đầu Hoàn lướt nhanh qua những gương mặt người quen cũ, Anh nhớ ra Lân , Giáo viên thời bao cấp, có đôi mắt lồi lém lĩnh.
          -Nhớ, mình nhớ rồi, Lân còn dạy không?
          -Hưu rồi ông ạ, nghe Loan nói Hoàn bị bệnh…Hai anh em định rủ nhau lên thăm mấy lần mà chưa đi được, hay sẵn dịp này về chơi một chuyến đi. Loan nó mong ông lắm !
          -Để xem lại, nhưng cũng khó khăn lắm Lân ạ.
                                            
                                                          ***

         Hoàn không dự được sinh nhật Loan, anh cũng buồn . Hôm trước sinh nhật một ngày, anh báo tin . Loan nói thật nhẹ vào máy:
          -Em vẫn hy vọng phút chót có anh.
         Loan tắt máy.
         Hai ngày sau sinh nhật, Loan điên thoại :
          -Em và anh Lân đang ngồi quán  cà phê gần nhà anh. Anh qua được không ? Anh Lân qua chở nhé.
         -Thôi được, con gái anh chở anh qua, khỏi phiền Lân, chờ nhé.
         Lân và Hoàn cũng đã quá lâu không gặp. Huyên thuyên chuyện trò, thỉnh thoảng anh hỏi Loan vài ba câu. Loan im lặng nhìn anh. Một vài lần Loan  nắm cánh tay bị liệt, vuốt ve mấy ngón tay cứng đơ…
         Trời về chiều, quán vắng khách, Loan chuẩn bị về, Trao cho anh một túi giấy :
         -Em gởi anh hai tập nhạc tiền chiến . Có chiếc đĩa hôm sinh nhật…
         Loan ôm lấy Hoàn và hôn lên trán, mắt Loan long lanh:
         -Em về !
         -Ừ, Loan về, có dịp anh về chơi …

                                                          ***
   
         Hoàn vào nhà và nhờ con gái bỏ chiếc đĩa vào xem. Chỉ toàn những gương mặt lạ. Khách hát, nhảy…Những bản nhạc quen. Loan đi lui tới các bàn…Cuối cùng , Loan cám ơn bạn bè và hát mà không cần giới thiệu tên bản nhạc. Ban nhạc lúng túng chuyển theo…
         “ Người nằm co… như loài thú… khi mùa đông về…người nằm yên không kêu than buốt xương da mình…từng tiếng người…từng tiếng người …gọi hoài giữa đêm…
         “ Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây…còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này …còn bao lâu …cho mây đen tan trên bầu trời….còn bao lâu… tôi xa em …xa anh …xa ta..
         “ Người nằm đó như  hạt lúa gieo vào đất này…
         “ Người còn đó.. nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài…nhuộm đất này,…nhuộm cho hồng… hạt mầm trót vay…
         Vợ và con gái cùng ngồi xem với Hoàn…Vợ Hoàn thốt lên:
         -Chị ấy buồn quá phải không anh ! Sinh nhật mà không thấy chị ấy vui chút nào !!!

                                                            ***
         Cũng chỉ mới bốn ngày sau hôm ấy ! Cuốc điện thoại sáng nay làm Hoàn sững sờ ! Anh nhẩm lại từng lời trong bài hát “Phúc âm buồn” của Trịnh Công Sơn . Giọt nước mắt đọng trên khóe mắt , khóc cho một “hạt mầm trót vay !”


                                                                 Tháng IV.2013.
                                                          
                                                               ****
        
        
             
           
           
           
          
          
          
          






Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Rủ i-May




                           Trạch An – Trần Hữu Hội.


                Phận lại thức giấc. Nhiều đêm nay , từ cái ngày ấy,  anh bị thức giấc nhiều lần trong đêm.  Anh quơ tay bên cạnh , không đụng vợ. Anh chợt nhớ , cũng từ dạo ấy , đêm khuya thức giấc , thường không có chị bên cạnh …
               Phận lại thao thức tiếc xót và rủa sả mình thậm tệ !
               Hồi đi nghĩa vụ quân sự, anh đóng quân tận Vĩnh Long, gặp Lài và lấy làm vợ. Mồ côi từ nhỏ, anh nghe chốn này có ông chú  ruột nên tìm về, nào dè vế tới nơi thì ông chú đã chuyển đi làm ăn đâu trong Xuyên Mộc , Bà Rịa !
               Vốn liếng không có là bao, tằn tiện mua lại được cái nhà.
               Cha xứ thường thăm viếng và rồi cả hai học giáo lý, rửa tội, theo đạo và  làm phép cưới ở nhà thờ . Bốn năm rồi mà vẫn không có con!
               Cái công việc tuy không phải là nghề, nhưng cũng mang lại cho hai vợ chồng Phận miếng cơm hàng ngày…
               Dưới gốc cây me, trước cổng vào nhà thờ, với một cái  bàn chữ nhật nhỏ bỏ dăm đôi giày, đôi dép… đã may xong, một ghế thấp để ngồi và mấy cuộn chỉ, hộp keo “con chó”, anh gia công  khâu , dán…lại các loại giày dép , cũng tạm qua ngày. Chị lài không quen làm rẩy nên chỉ ở nhà …
               Thế nhưng hai con mắt anh không biết tại sao càng ngày càng mờ , nhất là những lúc trời nắng !
               Hôm đi  bệnh viện tỉnh khám, Bác sĩ bảo anh bị đục thủy tinh thể, chờ có phái đoàn mổ từ thiện của nước ngoài ghé địa phương thì xã sẻ thông báo . Phải chờ thôi chứ tiền đâu mà không chờ ! Hai năm rồi chưa ai ghé, mắt ngày càng mờ thêm . Không thấy rõ nên may cũng chẳng xong !
               Anh dẹp may giày , bày ra bán vé số , cũng có mắm có muối nhờ ở ngay trước cửa nhà thờ, có ngày anh bán cả trăm tấm !
               Chục ngày trước, có cậu thanh niên ở đâu đi xe máy sà vô mua sáu tấm. Sau khi trả tiền, cho lại anh một tấm, Phận mừng lắm, gấp đôi cho vào chiếc ví ở túi sau. Chiều còn lại mười hai tờ, đại lý ghé lấy .
               Về nhà sớm một bữa.
               Gần đến nhà , thằng Toàn hàng xóm đứng trong hàng rào vói ra hỏi : “Còn vé không ?”, “Hết rồi !”. Đi được một quãng, anh lại nhớ tấm vé cậu thanh niên cho hồi sáng, “Chậc, biết có trúng không, bán mẹ nó lấy năm ngàn cho chắc ăn ! Cái số mình nó nghèo rồi , mấy lần bỏ tiền mua còn không trúng huống là cho !”
               Anh quay lại, “Ê ,còn một tấm, lấy không?”. “Lấy !” Toàn đưa anh mười ngàn, anh thối hắn năm ngàn.
               Sáu giờ thì tin trúng số lan nhanh. Anh Từ đại lý, ghé đưa cho Phận tấm giấy kết quả xổ số, nói : “Lốc của mi trúng độc đắc! Mi nhớ bán cho ai thì ghé nhà xin người ta ít triệu !”
               Không nhớ ai mua vì mắt kém, Phận kêu  thắng Toàn  dò thử.
               Trúng ! 125 triệu !
               Phận như trúng phải gió độc, sụm ngay trước nhà,hai ngày sau không dậy nỗi, ốm luôn!
               Và rồi đêm nào cũng giật mình thức giấc , nằm tiếc xót 125 triệu, rũa sả mình ngu !
               Nằm chờ chán vẫn không thấy chị Lài, “đêm đi tiểu đi tiêu cũng đâu có lâu như vậy ?” Anh Phận thoáng chút nghi hoặc. Từ mấy tháng gần đây, thằng Toàn qua nhà anh luôn, Lài thì cớt cớt nhã nhã… “Mà thằng Toàn thì có vợ , có con, không lẻ…”
               Mắt anh ban đêm, trời không sáng thì còn ro rỏ, anh lần ra bếp. Ngay trong cái chuồng heo từ lâu không có heo, hai tấm thân trần truồng, quấn vào nhau say sưa… !
               Thằng Toàn và chị Lài ,vợ Phận !
               Anh lảo đảo trở lại giường chong mắt nhìn lên đỉnh mùng rách lỗ chỗ !
               Hơn mười ngày ốm, cộng với những đêm thức giấc không ngủ … thể chất và tinh thần anh bủn rủn…Những  ý nghĩ hỗn độn, chập chờn… như ma trơi trong đầu anh !
               Lài trở vào giường, còn thở hồng hộc như vừa cày xong đám rẫy mì!
               Hai ngày sau thì mất tích, cả Toàn , Lài, vợ anh,  cùng ông Ngoạn cha của Toàn. Thì ra họ có sắp đặt rồi !
               Phận cũng không dậy nỗi mà nấu chén cháo cho mình !

                                                                     ***

               -Anh Phận , dậy húp chút cháo !
               -A…i… đ…ó? Phận nói như rên .
               -Em đây, Thê đây anh Phận ! Cái tụi  nó anh đừng buồn nữa, em cũng chẳng tiếc tác gì cái thằng say vũ phu đó !
               Thê là vợ của Toàn.
               Thê hiền, đẹp và chăm. Chỉ tội cái hồi còn nhỏ, cháy nhà ,  phỏng nặng , chân phải bị teo, đi khập khểnh ! Toàn ưng chị vì một mẹ một con, tưởng đâu bà mẹ góa có vốn liếng nhiều, nào dè cưới xong hai năm, sinh được đứa con gái, mẹ Thê chết, giờ hắn mới biết là chẳng vốn chẳng liếng gì, ba chỉ vàng không đủ cho hắn mua chiếc xe cũ đời 86 ! nhưng cũng còn có cái nhà ! Hắn bán cái nhà cha hắn, rồi đem cha về ở chung trong nhà vợ !
               Dạo gần đây, đêm lại , kéo quần vợ ra , thấy cái chân dúm dó hắn  mất hứng, nổi quạu, có khi tống một đạp làm Thê rớt xuống giường ! Chị không dám leo lên, sợ hắn lại cho thêm một đạp khác nên cứ ngồi mé giường khóc rấm rức !
               Phận cố ngồi dậy, muốn bỏ chân xuống giường mà không nổi, anh nhìn thấy gương mặt Thê  nhờ bóng tối ! Mắt anh rưng rưng !
               -Anh phận gắng nuốt miếng cháo lấy sức !
               Phận  nuốt cháo và cũng nuốt luôn nỗi xót xa trong lòng. Xóm giềng lúc này, ai ai cũng ghé thăm và khuyên nhủ anh quên cái con phản trắc lăng loàn ấy đi .
               Thê săn sóc anh tận tình như một người vợ, hai con người chung nỗi thất vọng . Cái nghèo, cái khổ… làm cho người ta dễ chấp nhận nhau.
               Thê bồng đứa con gái một tuổi qua nhà Phận cả ngày để tiện chăm sóc cho anh hơn…Tối về nhà mình. Chừng mười ngày thì anh đã phục hồi trí lực , chuyện cũ cũng nguôi ngoai nhờ có Thê . Chạng vạng chiều hôm đó, anh buồn bã nói với Thê :
-Cứ đi qua đi về mệt, hay là Thê ngủ lại đây luôn  ?
-Đóng  cửa nhà à, người ta nói vô nói ra…         
                -Thì để họ nói !
                Đêm đó chị Thê ở lại…
                Hai ngày sau thì cha xứ ghé thăm , cha cho hai lon sữa và 100 ngàn, khi sắp về cha nói:
                -Cha có nghe người ta đồn này đồn nọ, cha cũng rỏ hoàn cảnh hai con, nhưng cha nghĩ Nên chờ một thời gian coi sao đã. Sống với nhau như vậy e khó coi và còn luật hôn phối nữa, hai con đều có làm phép nhà thờ !
               Tối hôm đó ,Thê ẵm con về lại nhà , nằm thao thức không ngủ được  !
               Bên này , Phận cũng không ngủ ! Anh cảm thấy trống trải hơn cả lúc Lài mới bỏ đi !
               Chiều tối lại, anh qua nhà Thê:
               -Đêm qua tui không ngủ được, Thê tính chuyện tụi mình thế nào ?
               -Cha  đã nói vậy biết sao giờ ?!
             -Cha chưa ở với thằng Toàn và con Lài, Cha chưa thấy tụi hắn mần chuyện lăng loàn sau chuồng heo, cha có người lo nấu nướng cơm nước  hàng ngày…nói chung, cha không phải là tui và Thê. Thê không qua bên đó thì tui ở lại bên này !
               Tối đó, Thê lại ẵm con qua với Phận. Đêm không còn thao thức, Phận không chê cái chân nhăn nhúm của Thê. Họ mặn mà như một đôi mới cưới , sau phút giây hạnh phúc …Thê đặt tay lên bụng Phận:
               -Anh Phận…
               -Chi vậy Thê?
               -Mình đi vô trong Sài gòn mổ mắt đi!
               -Có tiền đâu mà mổ ?
            -Hồi chưa chết, mạ có đưa em năm chỉ vàng, nói là phải chôn kỷ, không cho thằng Toàn biết, để sau mà phòng thân !
               -Của Thê và cho con  bé sau này, chừ lấy mổ mắt sao được !?
               -Sáng mắt rồi mình làm bù lại,  của mạ cho em , thì cũng như của anh …lo gì ! mình đã…!
               Một chỉ vàng là bốn triệu ba , thay thủy tinh thể một con mắt hết năm triệu tư, bán hai chỉ cũng còn thừa làm vốn,Thê muốn thay luôn cho Phận cả hai mắt nhưng bác sĩ không chịu làm, phải đợi một năm sau.
               Chao ôi, một con cũng đủ sáng rực như đèn pha rồi, Phận như lanh lẹ hẳn ra…
               Bây giờ  cái bàn phải làm to ra, một bên bày vé số, một bên  bỏ mấy đôi giày…Mua thêm một cái ghế vì hai người cùng ngồi , vừa bán vừa khâu giày…Chị Thê cũng mau mắn, miệng mồm,  vui vẻ…Cột một cái võng  nơi chãng hai của gốc me, con bé ngủ, hết ngủ thì dậy đùa chơi bên họ.
               Phận tươi tắn lại . Chuyên buồn cũng không còn bận trí của hai người. Nhưng cứ mỗi lần thấy Cha xứ thì họ lại như kẻ phạm trọng tội, mặc dù cha chẳng trách móc gì ! Chúa nhật họ đi lễ nhà thờ nhưng không đi rước lễ !
                                                                  ***

                Tin dữ lan nhanh làm cả xã rúng rính !
                -Sao mà chết ?
                -Thì đi buôn xăng bên Campuchia, lật xuồng chết cả đám chứ sao !
                -Ai báo về ?
                -Hai ông Công an dưới Miền Tây họ ra làm việc với xã cả buổi chiều đó !
                -Chừ làm sao ?
                -Họ chôn luôn dưới đó rồi,chờ lâu thối quá mà.
                -Ông Ngoạn cha thằng Toàn cũng chết à?
                -Thì đã nói là cả đám mà !
                Đêm đó cả Phận và Thê không ngủ, họ ngồi suốt đêm, không ai nói chuyện với ai .Gần sáng, Phận nói:
                -Hay là mình xuống dưới đó  cho biết chỗ, rồi vế làm cái tang cho cả ba người, cho con bé để tang  cha và ông nội  nó , sau này thuận tiện mình đem cốt về ?!
                -Anh tính vậy cũng được !
                Cũng phải hơn mười ngày mới xong thủ tục dưới miền Tây.  Phận và Thê về lại nhà, Phận nói:
                -Mở cửa nhà bên đó , anh đóng cái bàn thờ cho cả ba người Thê ạ.
                                   
                                                                    ***
               Hơn bốn tháng rồi từ ngày họ cho con bé chịu tang và dọn mấy mâm cho bà con tới đốt nhang trên bàn thờ nhà của Thê. Nhà chỉ mở cửa khi nào Thê qua quét dọn rồi thắp nhang…
               Hôm ấy, Thê  nằm nghiêng thì thầm vào tai Phận:
               -Hối học giáo lý anh có biết luật Hôn nhân thế nào không?
               -Không?
               -Hai người họ đều chết thì mình có quyền làm phép cưới với nhau . Em muốn đi lể và rước lể bình thường như mọi người , cứ như vầy hoài em bứt rứt lắm !
               Phận nằm im lặng một lát, anh nắm tay Thê như năn nỉ:
               -Chờ một năm nữa em ạ. Làm giỗ xong , mình qua xin cha làm phép cưới !
               Chị Thê ôm lấy anh Phận:
               -Anh tính vậy cũng được !
                Chị Thê lại tỉ tê:
               -Hôm qua đi chợ, người ta nói với nhau em nghe được…
               -Họ nói gì?
               -Họ nói anh sống có tình !
               Phận nằm ngẫm nghĩ một lúc:
              -Không biết anh có tâm có tình hay không, nhưng cái bụng anh nó nói sao anh làm theo như vậy !
               Phận nói xong, cho tay vào quần chị thê, xoa lên chỗ da nhăn nhúm vì phỏng, chị Thê nhột quá, níu lấy tay anh…
                                                         
 Trạch An – Trần Hữu Hội.
    Ngày 13 tháng 11.2012
 ( Sinh nhật lần thứ 57.)
            

             
             
             

             
      
              
              
               
               
              

              
              
                

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Chôn nhau-Cắt rốn


                              
            


                          Chôn nhau , Cắt rốn…
                                                
                                                *  Trạch An – Trần Hữu Hội

            Chị Linh  với tay nhổ sợi tóc bạc trên đầu chồng , vừa  phàn nàn :
           -Răng bựa ni tóc anh bạc mau quá, nhổ hết thì sói đầu mất !.
           Hóa xuề xòa:
           -Thì già rồi chứ trẻ mỏ chi nửa mà không bạc , tính tuổi bà mụ thì năm tám rồi chớ ít à , hôm qua đi Phan rang anh bị lạc đường , gặp câu thanh niên đi bộ bên đường, dừng xe hỏi, nó lể phép: “thưa ông . rẻ phải , chạy một hồi là tới ạ , không già mà nó gọi bằng ông à !”
- Sống nơi cái đất này 4 chục năm rồi mà còn lạc đường à trời !
           Hóa quay người đối diện hẳn với vợ 
          - Em nói răng, 4 chục năm rồi ư ?!
          - Ủa, thì 1972 với 2012  không 4 chục năm thì mấy nửa ?   
           Hóa lặng im không nói, thẩn thờ nhìn vợ, lát sau anh lẩm bẩm một mình: “Hơn nửa đời người xa quê, cha, mới đó mà 4 chục năm, ghê thiệt !” Trong đầu anh lại nhớ đến cha, nhớ câu thơ của ông khi rời quê lên tỉnh :
         “An Lưu luyến , di tha hương tác khách…”
          Còn anh, ,40 năm  , hơn nửa đời người trôi vèo nơi đất  khách ! Tóc bạc rồi mà cũng không định được ngày về nơi cái làng An lưu xa xôi ấy.

                                                                        *
          - Mạ ơi mạ,  mạ mô rồi rứa?!
          Thằng Hóa vất cái bao ni lông đựng mấy cuốn vở  vô trong chiếc bể cạn khô nước từ đầu mùa, hắn vừa đi học hè bên nhà cậu ở Thượng Trạch về, không thấy mạ liền lên tiếng gọi. không nghe tiếng mạ từ trong nhà, hắn chạy ra sau hè, mạ hắn đang khom người xăm mấy vồng khoai gần sát  hàng rào của đám nương.
          -Mạ !
         Mạ  Hóa lưng  còng từ khi nào rồi, chống cuốc cố đứng thẳng người ngoắt tay ,rồi lần trong túi áo, hắn nhảy băng qua mấy vồng khoai  đến bên mạ, đưa cho Hóa  một đồng bạc kẽm” trúc - ngô “ dặn :
          -Ăn năm hào, còn năm hào để mai nghe con,
          -Dạ, con đi  chơi chặp nghe mạ.
          Hóa nhảy chân sáo, vừa đưa đồng bạc kẽm lên mũi ngửi, hắn ghiền nhất là mùi thuốc lá hăng hắc, màu ten xanh xanh nơi đồng bạc cũng toát lên một mùi khó tả, ngậm vào miệng càng có nhiều vị khác hơn, ngòn ngọt , nhưng hôm trước , anh hắn học trên tỉnh về thấy hắn ngậm, cấm không cho ngậm nửa, nói là mất vệ sinh nên hắn nghe theo, nhiều khi vẫn thèm cái vị là lạ của đồng bạc kẽm.
         Hắn thẳng theo đường xóm, ghé nhà mụ Khóa , mua  năm  mươi xu kẹo vòng , cất năm hào thối vào bọc quần rồi đi tìm Thảo..
        Thảo đang ngồi chơi ô làng một mình ngay giữa đường vô nhà, những hột thầu đâu tróc vỏ, nằm trong những ô, như những tổ trứng chim chiền chiện . Thấy Hóa đi tới, Thảo giả đò không thấy ,cứ cặm cụi  bốc một  ô,rồi rải  cho những ô  khác…
        -Ối chao ! đau  !
        Thảo giật mình nhìn lên, Hóa nhảy cò cò tay nắm cổ chân , hắn mãi nhìn Thảo nên đạp nhằm nè ! một nhánh nè khô còn mắc dưới chân Hóa .lúc này Thảo mới chạy lại :
        -Ngồi xuống , ngồi xuống rồi…lấy ra cho.
        Hóa ngồi bệt xuống giữa nền đất mát của đường làng, Thảo nhẹ nhàng nắm cổ chân Hóa kéo mạnh nhánh nè, một chút máu theo ra, Thảo bứt mấy lá tre xanh nhai nhuyễn rồi đắp vô chỗ chảy máu, Hóa chẳng đau đớn là mấy, nhưng hắn cũng  nhắm mắt nghiến răng cho có vẻ trầm trọng !!!
        -Đau lắm à.
        -Ừ, đau !
        -Ngồi một chặp là hết ,
         Hóa đưa xâu kẹo vòng cho Thảo,
        -Chia đi,
        -Của Hóa mà.
        Hóa với tay lấy xâu kẹo, đưa lên miệng cắm đứt sợi dây,  cầm sáu cái bỏ vô tay Thảo còn hắn bốn cài ; “Ăn đi, Hóa ăn diều rồi !”
        Lát sau ,hai đứa đi dọc theo đường đựng, xuống đường bắt, tìm tới gốc mưng ở chùa, nơi con khe ranh giới làng Phương Sơn, vừa ăn kẹo vừa hái lá mưng non đem về cho mạ Thảo nấu canh !

                                                                        *
        Thằng Hóa vừa buồn vừa đi dọc theo đường bạn, gần tới chỗ rẻ lên làng,hắn rươm rướm nước mắt ,hắn mới gặp con Thảo ngoài chợ Cạn, cùng mạ hắn đi chào bà con để ngày mai theo chồng vô trong cây số 17. Mạ hắn đi Nam lâu lắm rồi, lấy chồng cũng người Nam, ở lính, Hắn không  biết cây số 17 là chỗ mô, nhưng chắc là xa lắm ! xa hơn côi tỉnh nhiều  ,
        Hôm trước ,khi mới nghỉ hè, anh Dương của hắn học trên tỉnh ,cho hắn lên tỉnh chơi, lần đầu hắn lên tỉnh, lại đi bằng xe đạp, sướng ơi là sướng,! Đêm hôm đó Hóa không ngũ được; lâu lâu hắn lén lật chiếc gối xem cái quần Ka Ki số 2 xếp dưới gối đã thẳng chưa, nhà hắn không có bàn ủi. Hắn nhớ lần may cái quần này để khai giảng, mạ hắn lấy cái ấm , cho nước sôi vô , ủi qua ủi lại, thẳng mà đẹp lắm, chừ mai lên tỉnh, hắn nghỉ ra cách xếp cái quần đễ dưới chồng mền, ngồi lên cả buổi chiều, tối hắn dằn dưới gối cho thẳng !
        Ngồi trước dàng xe của anh hắn, chạy từ nhà ra chợ Cạn , gặp ai hắn cũng chào, khoe là đi tỉnh ! Hắn nhớ quán chè ở bờ sông Thạch Hãn dưới cây ngô đồng cao to, hắn chưa từng thấy cây mô to như rứa! Lần đầu ăn chè đá bào, a, răng nước đá trắng như đường cát rứa, ôi chao là lạnh, tê cả răng, nhưng ngon thiệt là ngon ! Cả ngày anh hắn chở hắn đi nhiều chỗ, Tỉnh rộng lắm ! Đêm nằm ngủ trong nhà  anh hắn trọ ở làng Thạch Hãn, tre pheo làm hắn nhớ làng và nhớ mạ, hắn rươm rướm làm anh hắn phải dỗ :”nín đi, mai anh chở về!”
        Chừ con Thảo đi xa hơn, mà chắc là không về làng nửa, hắn lại nghỉ đến “cây số 17” mà ghét cái chốn lạ lùng ,xa xôi ấy.
                
                                                                       *

         Làng hắn mất an ninh, Hóa không biết an ninh là chi, người lớn nói rứa, thỉnh thoảng hắn nghe mấy chữ lạ hơn, “Lật đổ”, “Đảo chánh” …
        Cha và anh chị hắn lên tỉnh  trước rồi, hắn còn ở với mạ trong làng, đêm nằm ngủ ,lâu lâu nghe tiếng súng , mạ hắn ôm hắn , miệng lầm rầm khấn ông mệ  !
         Một buổi sáng, mạ hắn cột cặp gà cho vô cái trác nhỏ,dắt tay hắn đi bộ lên tỉnh.Gặp ai mạ hắn cũng nói to là bới lên tỉnh cho anh chị hắn cặp gà .Qua hết làng An Trụ, mạ hắn dắt hắn đi mau hơn, tới Triệu Tài ,có xe hàng, Mạ và hắn lên xe, mặt mạ hắn hiện rỏ lo lắng, lâu lâu mạ hắn nhìn xuống hướng láng An Lưu, chợ Cạn  mà thở dài ! Xe dừng ở Góc Bầu, Mạ hắn dẩn hắn đi bộ lên bờ sông Thạch Hãn, nơi quán cơm Xã Hội, Cha và các anh chị hắn đã ở nhờ nơi đó lâu nay, hắn nhận ra cây ngô đồng và quán chè ngày nào .
         Nhà hắn không về lại làng nữa ! Ông tỉnh trưởng cho nhà hắn mượn căn phòng triển lãm , số 3 đường Gia Long đễ ở , Hắn thành dân xóm chợ, hai năm sau, nhà hắn thuê căn nhà số 55 đường Duy Tân, gần Nghĩa Địa,  gần căn cứ Mỷ Macvy, Tết mậu Thân, hắn  nằm trong hầm run như cây sậy ! Năm đó,hắn chuẩn bị thi vào trường công lập Nguyễn Hoàng thì nhà hắn làm nhà ở thôn Thạch Hãn, Đường Hồ Đắc Hanh, xóm “Ba cây dừa” . Lúc này, cha hắn cho vào nhà dòng Thánh Tâm, cha muốn Hóa đi tu.
        Tỉnh  không còn lạ lẩm và quá rộng nửa, mọi con đường , mọi ngỏ ngách …hắn rành như trong lòng bàn tay , “Tỉnh” trở thành chốn quen thuộc hơn cả dưới làng An Lưu của hắn. Thỉnh thoảng hắn cùng bạn bè vô Huế chơi, Chừ thì hắn biết “cây số 17” , gần xịt, nhưng Thảo thì xa xôi chốn mô hắn không biết !
        Chuyện tu trì không đạt, năm lớp 8 hắn qua học trường Nông Lâm Súc ở Nhan Biều , Hè năm sau, hắn học xong lớp 9,hy vong được vô Huế học vì Quảng Trị chưa có lớp 10 Nông Lâm Súc . đó là năm 1972 !
        Có một buổi trưa ,Chị hắn đi làm dưới tòa tỉnh về, thì thào với mạ  Cha Hóa vừa mất năm ngoái, Ông được đưa về làng theo ước nguyện. Rứa là hai mạ con qua Mai Lĩnh, lúc này , hai anh đều đăng lính, hai chị lấy chồng, lại Hóa và mạ, lên xe Dodger chay vô Huế, không đem gì theo , chỉ mỗi người một cái túi nhỏ , xe chật ! Không nghỉ đến chuyện chia tay ban bè và cô bạn gái thích mang áo mưa màu tím nơi con Đường Quang Trung !. Vì hắn không  ngờ, lần đi  ấy là đi luôn không về nửa, như cái lần hắn cùng mạ lên tỉnh ngày nào ,với chỉ hai con gà trong cái trác tre !
         Mấy ngày sau , bom đan tơi bời ở Quảng Trị và Cầu Dài, nhà hắn vô Đà nẵng rồi vô Long Khánh, rồi trở ra Đà nẵng, rồi lại vô Ninh Thuận ! Lần này , gọi là Định cư, nhưng sao khó gọi là quê hương quá khi mà trong câu chuyện cùng bạn bè, hồi ức về chốn Quảng Trị vẫn là đề tài chính,..

                                                                             *
         Anh Hóa nắm bàn tay vợ, bóp nhè nhẹ , Chị là người gốc Quãng Bình .nhưng sinh Quãng Trị,  Hai người cưới nhau vào năm 86, năm ấy anh đã 31 tuổi, chi 29, giờ cũng đã bốn mặt con, những cay cực cuộc đời hồi chưa cưới nhau mỗi người nếm trải theo một cách, những đêm nằm bên nhau ,chuyên trò nho nhỏ …”..cái hồi đó ở Quảng Trị…” Hoặc “cái hồi em day ở Sông lũy, chao ơi là cực, khi nớ anh ở mô?”… “ Hồi ấy, anh ở tù,….hồi ấy lang thang ở miền Tây,… hồi ấy làm chụp hình dạo trong Long Khánh , Bà Rịa…”
         Rồi những “hồi ấy  tụi mình có bầu con Thảo,  ở nhờ nhà o Tịnh, nhà có cây khế ngọt, ăn cơm chỉ có món khế, khế canh, khế bóp , khế chắm ruốc… môi em nứt tứa máu, rát ơi là rát !... ‘hồi ấy mình làm cái nhà bằng cây , mái lợp giấy dầu đen,gió thổi rách tứ tung, nhà lại ở mặt đường , trời mưa, người ta vô núp mưa em trẽn ơi là trẽn, toàn bộ áo quần cho vô cái nôi, chạy quanh trong nhà mà cũng khó tìm ra chỗ không dột…”…”hồi năm nớ, tết vất 3 dứa con ở nhà ,  tụi mình vô “suối Thương” chụp hình dạo, nắng rát mặt , khát khô cổ, tối về thấy con mà ứa nước mắt, coi như con không có tết…” Ôi , những “ hồi ấy” bất tận …
               
                                                                              *
         -Có lẻ phải về sơn lại cái mộ ba ,mạ…em ạ. Anh Hóa nói mà mắt nhìn ra sân.
         -Không phải hồi đó anh lát gạch men hết rồi à ? Hôm mình về kiệu Đại Hội La Vang em thấy mộ đẹp lắm mà !
         -Hơn 4 năm rồi, nền và chín ngôi mộ thì lát gạch, nhưng bờ thành anh sơn nước, ngoài mình mưa ẩm dễ mốc  lắm ! Còn cái cửa sắt cũng rỉ sét rồi !
        -Thì anh gọi ra cho mấy cháu đi , nếu cũ lắm thì sắp xếp mà về ! Giá còn anh Phong thì đỡ quá !
        Anh Phong là anh rể  của Hóa, chị Hóa chết hai năm thì anh ấy cũng mất, hồi anh ấy còn sống, một tay anh lo chăm coi mồ mả cả hai gia đình, giờ cháu, mà là cháu ngoại, cũng thương Ông thương Mệ , nhưng trẻ quá không bằng Cha của chúng !
        Lắm khi muốn đưa cha,  mạ, O, và các anh chị vào trong này, nhưng biết chốn này rồi có lâu dài không hay lại phải theo con, đi nơi khác nữa, 38 năm mà chưa gọi được  quê hương là vậy,vẫn còn lạc đường kia đấy! Anh thấm thía hơn cái câu “chôn nhau , cắt rốn !”
        Anh Hóa lại như mơ màng nhớ Quê và những lần về…
              
                                                                               *
       Lưu lac , bươn chải mưu sinh  rồi cũng có lúc gọi được là tàm tạm !
       Mà khi đã “tàm tạm “ thì  tới lúc phải nghĩ đến chuyện mồ mả cha ông..Ngoài quê thì Cha và Mạ  Đích, cùng các anh chị con mạ đích, O lấy chồng không có con ,hồi tôn, thì cũng lo cho O. Trong này thì Mạ  ở Long Khánh, anh ở Biên Hòa ! Thôi thì cứ đễ mạ trong đó với chị đã, lo đưa anh về kẻo người ta giải tỏa nghĩa trang thì khó vô cùng ! Đưa  anh về thì có chị dâu và mấy cháu đó, nhưng chị thì khố, các cháu thì dại mà cũng khó, thôi thì….

                                                                               *  
         Thằng lơ nghi ngờ nhìn chăm chăm cái túi xách mới tinh Hóa đeo trên vai. Anh lo thật sự, nhưng lo thì lo mặc kệ anh, thằng lơ nói nhỏ với tài xế, Tài xế dừng xe lại chỗ Hố Nai, mời anh xuống không cần nói lý do !
         Hóa bất  cẩn, lẻ ra nên đi bộ một quãng xa khỏi Nghĩa Trang  Biên Hòa rồi đón xe , ban đầu nó thấy anh ăn mặc cũng tươm tất, cái túi đựng hài cốt anh cũng mới tinh nên cho lên xe, dở cái là cứ ôm khư khư nên thằng lơ nghi ! Anh xuống xe, khấn với anh như người ta hay bày, lên chiếc xe khác nhằm xe ra bắc, chỉ chở vài khách còn hàng là chủ yếu, Hóa nằm dài gối đầu lên cái xách cho chắc ăn , túi hành lý nhỏ gọn bỏ một bên ,cũng hồi hộp nhưng rồi không bị phát hiên .
        Anh nằm lo về quê xoay xở ra sao ! Từ tỉnh về thì có thằng cháu rể ở Ba Bến, mà không có thì đi bộ về cũng chẳng sao, nhưng về làng mới gay ! đang mùa lúa trổ đồng đồng mà mình đem cốt về , mai mốt mất mùa thì toi ! , Băng qua đường bạn lên đường đựng thì mé làng nhưng cũng là ruộng…thôi thì cứ về rồi liệu !
        Chiếc xe dừng ở gần cầu Ga , Hóa nhìn đồng hồ đã 12 giờ đêm. Anh đi bộ một chút về hướng đường Trần Hưng Đạo củ. Một chiếc xe ôm trờ tới, anh cười và  nói thật với cậu trai :
       -Chú không lên xe cháu được, chú ở trong Nam ra nhưng có cái cốt ông anh,cháu giúp chú một cuốc chạy về Ba Bến, hỏi nhà Thằng Hảo, nói hắn lên chở cậu Hóa về làng. Mấy tiên chú xin trả, được không ?
      -Phải anh Hảo chị Loan không chú?
      -Ừ, đúng rồi Loan là cháu ruột của chú đó, cháu quen à?
      -Dạ, mà răng , phải kiêng à chú ?
      -Ừ kiêng, cháu làm ăn là phải kiêng ! chừ ghé qua bên quán nớ mua cho chú hai gói Jet,chú vô quán cũng xui họ, chịu khó nhé.
       Hóa đưa cho cậu xe ôm tiền, mua xong Hóa lấy một gói và đưa cho cậu xe một gói, cậu không hút thuốc nên không lấy,
       -Thôi để cháu chạy về Ba Bến, chút xíu thôi!
       Hóa  đừng nhìn vu vơ hàng quán chờ đợi, Lát sau cậu xe cũng về, Không có đứa cháu rể,nó đi làm trong Mỹ Thủy rồi, Hóa hỏi bao nhiêu tiền xăng chú gởi lại, cậu xe không lấy  “Cậu của anh Hảo chị Loan thì cũng như cậu của cháu mà” , Hóa bần thần nghỉ đến chuyên đi bộ, Trời khá lạnh, Bỗng cậu xe ôm nói:
      -Hồi nảy chú đừng nói chi cả là cháu vù một hơi về chợ Cạn khỏe re, chừ nghe chú nói kiêng cử con củng không dám, thôi ri nì, cháu mới mua chiếc xe đạp Trung Quốc cho vợ cháu hắn đi dạy, chú đạp về rồi mai mốt chi lên trả cho cháu.
       Hóa cảm động và mừng đến ứa nước mắt,
       -Có được không cháu, cháu không sợ mất à?
       -Cháu không sợ mô,chú không thiệt thà thì chú có nói thiệt với cháu mô ! cứ ngồi lên xe là cháu chở đi rồi ! Mai mốt chi cũng được chú à, chú lên tại chỗ ni ,không có thì ngồi quán nớ chờ cháu. Chừ để cháu chạy về lấy xe .
       Cậu xe ôm quay đi, Hóa thầm cám ơn Anh Dương , chắc là anh đã phù hộ !
       Khi cậu xe ôm đạp chiếc xe đạp ra tới thì đã hơn 1 giờ sáng, Anh muốn mời cậu uống vài ly rượu, nhưng ngại phải vô quán, hơn nửa, anh cũng muốn tranh thủ ghé Thành cổ cho anh thăm lại một chút trước khi về làng. Trời  lạnh hơn !
       Mang cái túi trên vai, anh đạp quanh một vòng Quảng Trị đã  khác xưa , ghé thành cổ buồn hiu hắt, Ra Góc Bầu, Hóa nói thầm với anh , ngày xưa anh chở em lên Tỉnh bằng xe đạp, chừ em lại chở anh về quê cũng bằng xe đạp đây ! Em lên tỉnh lần đầu còn chừ anh về… lần cuối !
       Hóa vừa đạp xe vừa nhẩm đọc bài thơ anh Dương cùng hai anh con bác làm ngày nào khi mới lên tỉnh:
                       “Buổi ấy trăng tà chốn Hãn Giang,
                        Thong dong bách bộ có ba chàng,
                        Hoài Lưu ,Hoài Lệ, với Hoài An,
                        Sánh bước bên nhau ngắm…những nàng.
                         *
                        Đêm về sông lạnh nước buồn trôi,
                        Khơi lại trao nhau mẫu chuyện đời,
                        Những nàng thôn nữ xinh xinh ấy,
                        Lạc lõng phương nao cuối góc trời ! “
         Năm ấy Hóa học lớp Bốn, Nghe những tên Hoài Lưu ,Hoài Lệ,Hoài An… Hóa cũng tự đặt cho mình một cái tên, Không có chữ “hoài “ như anh, mà lấy hai chữ đầu quê mẹ cộng với quê cha là Thượng Trach và An Lưu thành Trạch An. Năm học lớp 12, Hóa viết một chuyện ngắn đầu tiên,  và cũng lần đầu ký cái tên  ấy , nó theo anh cho tận bây giờ !
         Gần một tháng vừa cất cốt dồn 9 ngôi về một chỗ, vừa xây, tạm ổn, Hóa chừa chỗ cho  Mạ ,
         Bốn năm sau anh lại đưa mạ từ Long Khánh về, sửa sang và lót men nền. mộ…
         Chừ  cũng đã bốn năm, anh lại tình chuyện về…
         Ôi, Quê hương ,Ôi nơi Chôn nhau cắt rốn! bao giờ thì tới lúc cái thân lưu lạc này về yên nghĩ cùng  cát trắng và rú tràm An Lưu đây ?!

                                                                                    Tháng VIII năm 2012