Suy nghỉ, lời nói và hành động hẹp hòi, nông cạn của con trẻ làm bi đát thêm thân phận của người mẹ vốn không mấy hạnh phúc. Ôi, kiếp người!!!
Ba người đàn ông cẩn
thận đưa con Hường ra khỏi đám rễ lòa xòa của cây cỗ thụ bên suối, họ gọi to
cho trên bờ biết là đã tìm thấy xác, cùng với sự tiếp sức của những người khác,
họ dưa lên nằm trên bãi cỏ. Mọi người biết là không còn cách gì có thể làm cho
nó sồng lại được bởi đã quá lâu. Từ chiều hôm qua đến trưa nay, ai cũng tưởng
đã bị nước cuốn đi xa rồi, ai dè nó bị kẹt lại trong mớ rễ cây cách chổ nó
xuống tắm chỉ chừng hai mươi mét!
Chị Lành, mẹ của nó
ngất đi bên xác con, hai tay, hai chân chị xoải ra, tóc chị rối bù, đôi mắt
nhắm nghiền, bên mép chị dính một lọn tóc…thỉnh thoảng người ta nghe tiếng chị
gào thảm thiết, giọng khào như tiếng mèo con:
-Ôi...con..ơi…ơi!
Chiều qua, khi đi thị
xã về, chị dựng chiếc xe trước hiên nhà, không thấy con bé chạy ra như mọi khi,
chị hoảng hồn nhớ lại câu nói của nó hồi đêm, “không lẽ nó làm thật!”.
Chị chạy ngay ra suối,
đôi dép chị mới mua cho nó mấy hôm, nằm ngay ngắn nơi gốc tranh!
-Xóm làng ơi, con
Hường nhà tui…con Hường nhà tui té suối. u …hu…u..hu !
Người đi làm rẫy về ngang qua, kẻ trong xóm gần đó, nghe tiếng chị, chạy
vội ra, hớt hải hỏi:
-Nó té chổ nào, chổ nào?!
Chị Lành không ngừng khóc chỉ đôi dép nơi gốc tranh…
Hai ba ngưới nhảy xuống, ngụp lặn tìm con bé, từ chiều hôm qua đến tối
mit, họ thất vọng trở về… Sáng nay lại tiếp tục, họ lội xuống xa hơn nhưng cũng
không thấy, cho đến khi không còn hy vọng gì tìm được, quay trở lui thì một
người thấy dòng nước xoáy chổ gốc cây có vẻ khác thường, lại gần quơ chân xem
thử, đụng mớ tóc lòa xòa của nó, anh ta la lên, mọi người xúm lại ngụp xuống,
nó bị mắc trong đam rễ cây, người nó đã nhơn nhớt như rêu !
Nhìn cảnh tượng chị
Lành như thế, ai cũng xót xa… Trên trán con Hường có một vết cắt sâu, có lẽ do
va vào đá. Dòng máu ở miệng đã khô nay lại chảy ra thêm một dòng nhỏ lấp lên
vết cũ. Có tiếng ai đó nói to:
-Không cứu được nữa thôi
thì đưa chàu nó về nhà chứ nằm trên cỏ tội lắm, mới mười bốn tuổi đầu mà đi tắm
suối một mình làm chi cho thiệt mạng cháu ơi!
Đám người đi trong
tiếng bàn tán thầm thì, ai cũng cho là nó tắm rồi vô tình sẩy chân chứ mùa này
có lũ lụt gì đâu, nước đâu có chảy xiết như những ngày mưa!
Căn nhà cấp bốn được
xây năm trước, cấp cho hộ nghèo, chật chội với đám đông, ai cũng muốn nhìn con
bé lần cuối. Nó lễ phép lại miệng mồm, gặp người lớn là nó chào hỏi từ xa. Ai
cũng thương nó, thương cảnh côi cút của hai mẹ con.
Mấy người xúm lại thay
áo quần cho nó, lục tung chiếc rương, tìm mải mới có bộ đồ tươm tất, cô Hoàng
là giáo viên của Hường, tìm trong chiếc tráp của chị Lành, lấy hộp phấn thoa
đều lên khôn mặt đã chuyển qua tái sậm, cô lấy thỏi son bôi lên môi làm cho mặt
con Lành tươi lên, trông như đang ngủ.
Khi việc thay áo xong,
họ ra hiệu cho cánh đàn ông, xúm nhau bưng chiếc giường ra đặt giữa nhà, ngay
cửa chính, trước bàn thờ…
Ông Thoại, có vẽ rành
rẽ, ông cũng là người cao niên nhất, nghiêm trang đốt ba cây nhang lên bàn thờ,
trước tấm ảnh của anh Thực, chồng chị Lành, chết lâu rồi, từ khi chị chưa về ở
trong thôn này.
Vài người thì thào: Nghe đồn hồi còn sống anh hư hỏng, một hôm quá
say, chở gái sau xe…chết vì tai nạn!
Mọi người rồi ai cũng
về nhà nấy, cánh đàn ông cẩn thận bắt thêm mấy bóng điện xung quanh, làm cho
căn nhà bớt lạnh lẽo hoang vắng. Cón lại môt mình, chị Lành ngồi bệt xuống nền
xi-măng, úp mặt lên ngực con Hường, hai bàn tay ôm lấy hai má con, khóc thảm thiết:
-Ôi con ơi, sao dại
vậy con ơi, mẹ xin lỗi con, hu…hu…. ôi, mẹ xin lỗi con.Hu.. Hu…Con có biết là
mẹ cần ông ấy lắm không, ông ấy cũng sẽ thương con như con ruột mà… con ơi…hức…
hức, con không biết là cha con đã tệ bạc với mẹ con mình lắm sao… hức…hức...Hường ơi…Hường!!!
oOo
Cân xong mớ phế liệu
ít ỏi cho nơi thu gom, bà chủ đếm tiền đưa cho chị rồi hỏi cho có hỏi:
-Hôm nay sao ít vậy
Lành, con bé có khỏe không?
-Dạ cũng thường chị.
Phủi nhanh bụi và
ten rỉ sét từ mớ phế liệu dính nơi quấn áo, chị Lành ra chố dựng chiếc xe cũ
nát, đạp máy rồi ra ngõ quành theo hướng về làng…
Chị Lành ngừng lai
nơi cây xăng đổ xăng, tiện thể mua cho con một mớ táo, xong, chị leo lên xe,
đạp mãi không nổ! Hai ngưới đàn ông cũng vào đổ xăng đi ra, dứng lại, người ngồi sau nhảy xuống đạp giúp một hồi
nhưng chiếc xe cứ xình xịch rồi như cũ, một người chỉ tay về hướng ngược đường
vế làng:
-Phải nhờ tới thợ
rồi, có thể tại cái “Bu ri”. Gần đây có chổ sửa xe, chị đẩy một lát…
Căn nhà xây chỉ bốn
bức tường, nền nhám nhuốc dầu mỡ, người thợ đang dọn mớ đồ nghề cho vào chiếc
thùng gỗ…nhìn chị, hỏi với giọng buồn buồn chán nản:
-Xe sao vậy chị?
-Không biết sao đổ
xăng xong, đạp hoài không nổ!
Người thợ leo lên xe
đạp mấy cái rồi lắc đầu…
-Cái bình xăng
con…Thôi chị lấy xe tôi về, mai tính, giờ tối rồi !
Hôm lên trả xe, mới
sáng sớm nên chưa sửa được, anh bảo chị cứ lấy xe anh đi mua phế liệu… Chiều
về, trả xe thì anh mời chị ngồi uống nước, không lấy tiền công…Những lần sau,
khi thì bơm, khi thì vá, khi thì thay cái bố thắng….anh đều không lấy tiền. Chị
Lành cố nài nỉ nhưng anh cứ lắc đầu:
- Có đáng chi, tui là
thợ mà, khi nào hư cái gì đáng giá thì tui lấy tiền, đi mua đi cho kịp…
Anh Phúc và chị quen nhau như vậy.
Một hôm, cây mít trong
vườn chin mấy trái, mùi thơm lừng, chị nghĩ đến anh Phúc. Cắt một trái vừa vừa,
chị bỏ vô chiếc giỏ móc sau xe đem cho anh . Nhà vắng, biết anh Phúc ở một
mình, chị vào bếp định lấy dao xẻ giùm…anh lặng lẽ đến sau lưng chị, gần đến độ
chị nghe hơi thở dồn dập bên tai, tay anh vuốt lên mái tóc, chi quay lại, muốn
đưa tay đẩy anh ra xa, nhưng thấy dôi mắt anh hiền lành đắm đuối nhìn chị, chị thấy
tồi tội.
-Lành…Tui thương Lành!
Hai tay anh vòng ôm
lấy chị, người chị run nhè nhẹ, bàn tay chị cố giữ bàn tay anh, nhưng rồi cứ đi
theo nó đến những vủng da thịt mềm mại trên thân thể đã từ lâu rạo rực, khát
thèm trong cô quạnh. Anh dìu chị đến chiếc giường hẹp, chị lim dim, đôi tay ghì
chặt thân thể anh Phúc, miệng bật ra những tiếng rên khe khẻ, thì thào… vô
nghĩa!
Sau hơn hai tháng, họ
gần nhau hơn, chị đến với anh dù xe không hư hỏng gì. Một hôm mưa tầm tã, xe
thủng ruột xẹp lép, chị gởi xe chạy về với anh, nhờ anh đem xe đến sang mớ phế
liệu chở đến đại lý cân. ..Xong việc, anh chở chị về làng, chi không muốn anh
vào nhà vì sợ con Hường trông thấy, anh nói :
-Anh thương Lành
thiệt tinh, từ khi vợ anh theo trai biệt tích. Buồn cảnh đời mình, anh đã thề
cứ ở vậy không thèm lấy vợ nũa! Nhưng rồi gặp Lành, hoàn cảnh mình cô quạnh
giống nhau, anh hứa sẽ thương con em như con ruột, chúng ta cho con nó biết rồi mình sống với nhau em ạ…
Khi hai ngưới vào nhà,
con Hường cứ lấp ló, chị Lành gọi mãi nó không ra. Nghỉ là trẻ nít, thấy người
lạ nó sợ nên anh Phúc đi vào chổ nó đứng
định làm quen, ai dè nó vùng chạy theo ngả sau. Anh cưới buồn chào chị Lành,
trước khi ra xe, anh nói với chị:
-Em cứ nói thiệt với
con, nói anh sẽ thương nó như con đẻ, sẽ lo cho con học hành tử tế như con
người ta, em đi mua phế liệu, anh sửa xe…không lẽ không nuôi con tươm tất được !
Tối hôm đó, con Lành
nhắm mắt nằm im bên chị, khi chị định mở lời, con Lành quay mặt vào trong
tường. Chi Lành ngồi dậy, dặt tay lên vai con lay khe khẽ. Con Hường bỗng ngồi
dậy nói giọng tức giận:
-Mẹ đừng nói gì cả,
con khống muốn có thêm người nào nữa trong nhà mình!
Chị lại nằm xuống, con
Hường cũng nằm xuống, tính con bé chị biết, tuy ngoan nhưng trái ý nó việc gì
là nó hờn cả mấy ngày. Đêm đó chị thao thức, con bé cũng trở người mấy lần.
Hôm sau anh Phúc lại
chạy xe theo chị về nhà, con Lành lại bỏ trốn ! Tối lại nắm ngủ, con Lành nói
với chị:
-Mẹ không thương con
thì con cũng sẽ như con Tuyền !
Chị giật mình nhớ tới
con Tuyền. Năm ngoái, cha dượng nó tát nó mấy cái vì ham chơi trốn tìm để em nó
té chảy máu đầu, nó bỏ chạy rất nhanh, trong khi mọi ngưới ai cũng xúm lại xem
em nó thế nào…ai dè con Tuyền chạy ra suối, nhảy ngay xuống, đang mùa mưa lũ,
nước cuồn phăng phăng không ai kịp cứu, chẵng ai dám nhảy xuống khi dòng lũ
ngập bờ, ngập luôn cả đám tranh hai bên…Mấy ngày sau, nó tấp vào bờ ở làng
dưới. Người nó trông thật thảm!
Sáng nay khi ra đi,
chi bần thần trong lòng nhưng rồi tự nhủ:
-Thôi, chuyện đâu cón
đó, từ từ rồi con nó cũng quên, hơi đâu lo miệng trẻ con, với lại anh ấy đã về
ở trong nhà đâu !
oOo
Mấy ngày tang con
Hường, anh Phúc ra mặt lo lắng, quán xuyến…Trong làng xầm xì nhỏ to nhưng anh
cứ vờ như không nghe gì, có ai hỏi, anh nói là anh họ của chi Lành. Chị Lành
như không còn chút sức lực nào, hai người dìu chị đi mà đôi chân chị cứ như
khụy xuống, từ mộ trở về, chi nằm mê mệt!
Anh Phúc nhờ y sĩ chuyền nước biển mấy ngày,
chị có vẽ khà lên . Phục hồi dần sức khỏe. chị Lành nói vói anh Phúc:
-Em cảm ơn anh.
Anh mừng rỡ nhìn
chị, nói:
-Sao em nói thế, Con
Hường mất đi, em càng cô quạnh, anh phải chăm sóc em chứ còn ai…
Chị Lành lắc đâu
rồi lặng im không nói, trong trí chị nhớ lại lời con Hường:
“Mẹ đừng nói gì cả,
con khống muốn có thêm người nào nữa trong nhà mình!”
Nước mắt chị trào
ra theo tiếng khóc rấm rức, một lúc sau chị nói, giọng nghẹn ngào, xót xa:
-Em cũng thương
anh, nhưng chúng mình không thể sống cùng nhau anh Phúc ạ! Không thể, không thể
nào được !
Anh Phúc quỳ xuống
gục mặt vào đôi chân chị:
-Anh xin em, Lành,
cho anh sống cùng em, hôm sớm có nhau…
Chị bỗng khóc òa rồi
hét lớn:
-Con Hường chết vì
em…vì em…vì anh! Ôi con ơi…Mẹ chưa khi nào có được hạnh phúc hức..hức… từ cha
con, giờ mẹ cũng sẽ không bao giờ có thể có hạnh phúc …vì con, hức… hức… con ơi
con!!!
Anh Phúc không hiểu
chị nói gì, vụt đứng dậy trố mắt nhìn chị:
-Không phải nó đi
tắm…?!
-Không, không phải,
Hu…Hu…Hu.u. u. con ơi con!!!
Sài gòn, 11. VIIII. 2014.