Hoa nở sau giao thừa.
Trạch An –
Trần Hữu Hội.
Khi hai đứa con gái
cho nổ máy chiếc xe tay ga, ông Hoán còn dặn với theo:
-Mấy ngày trước thì chậu vừa vừa khoảng ba, bốn trăm, giờ này chắc chỉ một trăm, trăm
rưởi thôi con nhé. Nhớ lựa búp có chớm vàng mới kịp
Tiếng “da” thật to của hai cô con gái làm
ông Hoán yên tâm, ông kéo cái bàn xa cầu thang thêm một chút, nơi ông định sẽ
đặt cây mai chưng mấy ngày tết.
Từ ngày bán cái nhà ở quê, cơ ngơi mà vợ chồng ông tằn tiện dựng gầy hơn nữa đời mới có. Ông vào Sài gòn mua một căn
nhà, không to, nó chỉ dài hơn cái phòng ăn ở nhà ông một chút, dược cái là có
thêm lửng và lầu, cũng tạm đủ cho cả gia đình ông ta túc, ông thì cho là chật,
nhưng các con ông thì cho là thoải mái vì bấy lâu chúng ở nhà thuê, cứ chung
nhau trên cái nệm mỏng. Ba đứa con gái và một thằng con trai. Năm ngoái có thêm
thằng rễ rồi đứa cháu ngoại ra đời, lại chuyển nhà, cũng được
hai phòng. Gọi là phòng nhưng chỉ đủ cho hai cái nệm thước tư, ở giữa có
cái ngăn bằng gỗ.
Tự cho mình là tằn tiện là vì khi vợ
chồng ông lấy nhau, hai người không có lấy một đôi nhẫn cưới. Gia đình hai bên
thì có đó nhưng không còn gì mà cho, Những đứa con ra đời trong thiếu thốn,
xoay chạy cũng chỉ sữa “ông Thọ” pha thêm chút đường, đứa nhỏ thì thế, mấy đứa
lớn ăn thịt nhưng là thịt “bàng nhạng”. không mỡ mà không nạc, tội chúng nó,
nhai mãi mà không nhuyễn được đành phải nuốt chứ nhổ thì uổng ! Cũng may là ông
bỏ dạy sớm, ra làm nghề chụp ảnh. Lương của vợ ông một tháng không bằng ông
chụp một cuộn phim đen - trắng. Bù qua sớt lại gọi là đủ ăn, có dư ra đôi chục
ngàn chơi cái huê cái hụi, để dành khi ốm đau !
Nhớ
cái ngày chia tay bà con láng giềng, ai cũng bịn rịn bởi ông là người hiền lành
tử tế. Nghèo thì nghèo thiệt, nhưng có chút gì cũng sẻ chia.Mười tám năm
trước,ông mua được cái xe máy, cả xóm nhờ chiếc xe. Đi đâu xa chút thì mượn, có
trở ngại công chuyên về trể thì ông cứ chiếc xe đạp, đạp đi
chụp hình dạo. Đi bệnh viên Huyện, Tỉnh thì ông chở đi, nhiều lần ông
phải bỏ tiền nộp phạt cho Công an giao thông vì chở ba người. “Vậy thôi, người
ta đi bệnh viên chưa có tiền thuốc lấy đâu mà nộp phạt!” Ông thường nói với vợ
như vậy. Ông san sẻ cái khó của mọi
người nhưng với bản thân thì tiện tặn lắm. Ông thường dạy con như cách ông sống “ Mình ăn thì hết chớ người ta
ăn thì còn…”
Ông
càng mạnh miệng hơn khi cách nay bốn năm, một cơn đột quy đến với ông, tưởng
khó qua khỏi, vậy mà đưa vào tới Sài gòn, hai ba người hàng xóm lên xe theo ông, ông trở về yên ổn,
ca phẫu thuật đặt cái “ Xì Ten” gọi là
thành công. Lúc lên xe, vợ ông lưng lối chỉ chín triệu bạc, cầm cái “lắc” vàng
mới mua được nhờ tiền hưu. Khi bệnh viên dòi đóng chín chục triệu cho ca phẫu thuật thì cái chết
cầm chắc trong tay. Tiên đâu có mà mổ. Hàng xóm, bạn bè… thông báo cho nhau,
tin bay tới bên Mỹ, bên Canada … Rồi như có phép lạ, đứa con lên phòng dịch vụ
bệnh viên đóng cái rụp! Hai mươi ngày nằm lại, lúc về, con ông nói còn thừa cả
chục triệu, sữa và quà không tính! Toàn tiền giúp của bà con bạn bè, không nợ
ai một đồng.
Giờ
thì ông đang chuẩn bị đón cái tết nơi
cái chốn gọi là đắt đỏ nhì thế giới, sau Hà Nội! Đó là người ta nói vậy chứ ông
mới vào chưa tới hai tháng nên cũng chưa biết gì !
Đắt
đỏ thì ông tính theo cái chuyện đắt đỏ, mua cây mai chưng tết thì vội gì mà nhè
mấy ngày gần tết mà mua, cứ chiều ba mươi ê hề mà chọn, không bán rẻ thì chở về
Miền Tây, Quảng Ngãi, Bình Định…à, lỗ tiền xe!
oOo
Hai
đứa con trở về, khi nó thắng xe trước ngỏ, nụ cười trên môi ông Hoán tắt hẳn.
Hai chậu mai chúng mua về làm ông thất vọng, không có một búp nào ra hồn, búp
lá cũng chỉ lèo tèo:
-Hết
rồi hay sao con mua mai gì kỳ vậy ? xấu thế này mà rước tới hai chậu !
Hai cô con cùng trả lời:
-Hết
rồi ba, con có mua bông giả về gắn thêm !
-Thì
thôi, về mua hoa tươi cắm cũng đẹp mà. Mai thế này thì chưng làm gì! Bao nhiêu
vậy?
-Dạ…ba
trăm .
Ông
Hoán buồn rười rượi, giận nữa, nhưng ví cận tết cận nhất, ông im lăng. Ngồi
xuống xoay xoay xem kỷ hết cây mai này tới cây mai kia, Ông tính chuyện ghép cả
hai cây làm một chậu !
Từ
cái ngày các con ông lớn lên, học ra trường rồi đi làm, gia đình ông cũng qua
cái túng thiếu, khỏi nuôi chúng cái ăn cái ở, ông cho chúng tự chi tiêu, nhiều
khi ông giật mình vì chúng tiêu pha khá rộng! Có hôm vào thăm, chúng chở ông đi
ăn nhà hàng Hàn Quốc, trả một triệu ba cho bữa ăn làm ông choáng váng! Khi
chúng hỏi “ ngon không ba?” . Ông cười:
-Nhiều
tiền quá, cho ba tô phở thì ngon hơn!
-Ba, ăn cho biết thôi mà, mai ăn mì tôm với tụi con ba ạ.
Ông
biết con ông rất thương cha thương mẹ. Nhưng từ cái bữa ăn đó, ông hơi lo vì chúng tiêu pha không như ý ông, không
như ông muốn ! Vợ ông cũng như ông, nhưng thấy ông không vui an ủi:
-Con nó làm được thì cứ cho nó tiêu pha, ngày còn nhỏ tụi nó khổ rồi!
Có một đều an ủi ông, ngày ông
vào thăm con nơi xóm trọ, người ta ai cũng chào ông thân tình, ông thấy lạ, hỏi
các con:
-Sao
họ biết ba mà chào hỏi thế, nghe nói “dân Sài gòn” không ai quan tâm tới ai mà…
Chúng
cười :
-Tụi
con cũng sống như ba vậy, quan tâm họ thì họ thương mình. “ Mình ăn thì hết,
người ta ăn thì còn.”
Chúng
lại nhắc cái câu ông thường nói.
Gặn
hỏi ông mới biết. Tháng lương đầu tiên của mỗi đứa, chúng mua sữa hết, đem biếu
cho người già nghèo khổ trong xóm, rồi sau này thỉnh thoảng chúng mua quà cho
họ, ai ốm đau thì cho tiền mua thuốc…
Ông thích lắm, nhưng lâu rồi ông cũng quên.
Giờ nhìn hai chậu mai, ý nghỉ “xem nhẹ đồng tiền” lại lẩn quẩn trong tâm
trí ông!
Thường thì khi nào thấy ông buồn hay có đều gi phật ý là các con hoặc vợ ông an
ủi, lần này cả mẹ lẫn con im re, có phần vui hơn nên ông càng buồn ! “Thôi thì tết
nhất, cứ có hoa là đẹp rồi”. Ông cho cả
hai gốc vào một chậu rồi đứng ngắm nghía, gắn thêm vài cái bông , lá, búp giả…Chậu
mai tươi lên. Đứa gái út đi chơi về lôi trong
túi ra một nắm những trái cầu xanh .đỏ .vàng…Phúc, Lộc, Thọ với tua tua…gắn lên
trông cũng rực rỡ tết nhất, tuy có hơi màu mè !
Thấy cả nhà vui ông cũng vơi buồn.
oOo
Nhà có lệ thường là sau khi cúng giao thừa, thắp nhang bàn thờ…thì ông
lì xì cho các con gọi là tài lộc đầu năm. Năm nay, vợ ông không chuẩn bị gì cả.
ông hỏi thì bà nói:
-Mình lớn tuổi rồi, cứ để con cái nó mừng tuổi mình thôi.
Có lẽ dã chuẩn bị sẵn, sau giao thừa chúng kéo nhau trên lầu xuống, đứa
nào phong bì đó, đến trước ông và vợ:
-Chúng con mừng tuổi ba mẹ.
Ông cảm động lắm, quên hết muộn
phiền. Người ta nói: “nước mắt chảy xuống”. Ông chưa hề đòi hỏi gì các con,
cũng chưa khi nào chúng đem tiền về cho
ông bà, mặc dù chúng làm ra khá tiền…Nhưng mua chiếc xe, cái máy tính, ông nói
với bà : “ Cứ cho con đi em…”
Xong thủ tục mừng tuổi, đứa con gái
lớn nói:
-Ba, hai chậu mai không phải giá ba
trăm đâu ba!
Ông nhăn mặt hỏi:
-Vậy chớ bao nhiêu?
-Dạ… bảy trăm !
Ông muốn lớn tiếng la con, nhưng :
-Khoan đã ba, nếu là ba, ba cũng
mua giá đó mà có khi hơn, nếu trong túi ba có
nhiều tiền…Mai thì vô số chậu đẹp, chỉ giá hai, ba trăm, búp nhiều…nhưng
có bà già ngồi với hai cây mai này, bên cạnh là đứa cháu đang vốc cơm ăn, Hai
bà cháu ở Tây Ninh, hai gốc mai này là mai nhà, nghe người ta kháo nhau đem mai
lên Sài Gòn bán được nhiều tiên nên nhờ người bứng hộ, đem lên bán kiếm tiên về
mua thuốc cho ba đứa bé bị bệnh. Không biết chăm nên không ra búp ra hoa chi
cả, bốn ngày rồi không ai mua! Khi con thấy đứa bé vốc nắm cơm đã khô trong cái
hộp xốp, con quyết định mua hai gốc mai, hỏi giá, bà nói :
-Một trăm ngàn cũng được, đủ tiền
xe cho nội về Tây Ninh thôi ! nội lỡ dại nghe người ta nói mà tham…
-Con gởi bà hai trăm cho hai cây
mai, xì xì đứa bé năm trăm. Hai đứa con biết là có thể bị lừa, nhưng nếu không
thế thì chắc chắn là mấy ngày tết cứ ray rứt không yên!
Ông lặng người, mắt ông đỏ lên rồi
bên khóe lăn xuống môt giọt nước mắt, Giọng ông
nghèn nghẹn,
-Ba cảm ơn các con, là ba, ba cũng
sẽ như thế, có bị lừa cũng được!
Ông hạnh phúc lắm, trong ông như
vừa rộ lên một rừng hoa! Những gì ông dạy con cái bấy lâu nay đã đơm hoa và nở rộ. Ông nhìn chậu mai, nó như đã nở hoa thật, ông lại lẩm bẩm: “Ba…ba cảm ơn
các con!”.
Sài Gòn,12 tháng 2, 2014.
Trạch An -Trần Hữu Hội.
Anh vào trong ấy ổn định được ăn ở, không nợ nần gì ai là mừng rồi. Sức khỏe tốt Mừng thêm chút nữa. Chắc chắn sẽ ổn định cả thôi. Tuổi bọn mình lớn rồi thay đổi chỗ ở là rất ngại, nhưng hanh thông mọi nhẽ thì cũng cố vì mọi người chứ chẳng vì mình! Em mừng cho anh!
Trả lờiXóaCái chuyện HOA NỞ SAU GIAO THỪA của anh em đọc chậm, và đọc kỹ, anh viết không chắc tay như nhiều chuyện trước, nhưng em xúc động thật sự. Em thấy cái ông Hoán(Hay là ông Hội) như một cụ đồ thời nho học, Hiền lành, chỉn chu, mực thước, chân chỉ hạt bột lại có tâm có đức. Mà vui nhất là một đại gia đình hiếu thuận, coi tình người là căn bản, tiền tài là phấn thổ. Cứ nhẹ nhàng thế để mà thưởng thức cuộc sống. Ai cũng nói hạnh phúc chứ đã mấy người cắt nghĩa được từ ấy hả anh. Em đang nghĩ anh là người sống nhàn, gia đình anh thật vui và hạnh phúc!
Trả lờiXóaEm vui lắm và không khách sáo! Chỉ tiếc anh em mình không biết có đến được với nhau! Cuộc đời khó nói trước điều gì! nhưng em vẫn nghĩ đến chuyện "Giá như..."
Sỏi ơi, chưa gọi là già nhưng cũng đã mom mem cái tuổi Hưởng Thọ ! Ngồi ngẩm cuộc đời mình, lúc khốn đốn` khó khăn, bươn mấy cũng không qua, lúc trời cho hanh thông thì mọi chuyện nó cứ tuồn tuột. Anh vốn tâm niệm" Đức thắng Số " nên cứ ở thật hiền....Nếu gia đình đoàn tu con cái rễ, cháu...và kinh tế không khó khăn lắm...là hạnh phúc thì anh đang được như vậy.( mừng với anh).
Trả lờiXóaCuộc đời vốn vô thường, không biết sẽ ra sao ngày mai...Nên anh cũng cố viết như một nhà thơ, là anh em thân tình vừa qua đời ( Chu Trầm Nguyên Minh). Anh ấy biết mình bị ung thư gan và viết trong một năm bằng gần cả thời gian trước công lại ! Thế mà anh ấy vẫn càn những đều chưa nói hết !!!! Cầm bút ,thường là băn khoăn: viết về cái gì, viết ra sao...Chừng ấy chuyện cũng đã ...mệt Sỏi ạ.
Có lúc nào đó vào Sài gòn ...Cứ cái số này gọi anh tiếng nhé: 0906355744. hoặc cái email: trachan555@yahoo.com.vn
Chúc Sỏi và G đình vui khỏe
Thăm anh! Em đã ghi lại cả rồi anh à!
Trả lờiXóaRất lấy làm hài lòng. Luôn mong anh khỏe !
Em chúc ông Hoán mãi mãi sống trong những yêu thương và hạnh phúc như thế...
Trả lờiXóaCảm ơn Nguyên.ông Hoán cũng chúc Nguyên luôn hạnh phúc và bình yên với những gì đang trong vòng tay mình....
Xóa