Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Người khách cuối năm- Tuyên ngắn Trạch An-Trần Hữu Hôi.



Người khách cuối năm.
                             
                                                     *Trạch An- Trần Hữu Hội.




Từ ngày chị Tích, vơ anh qua đời vì tai nạn, ông anh vợ rời Việt Nam đến định cư ở Hoa Kỳ, Thuyết trở thành người thừa hưởng cái cơ ngơi gồm một căn nhà khá rộng và một khu đất mênh mông, cỏ mọc um tùm quanh năm bởi anh không  phải là người làm nông chuyên nghiệp! Thỉnh thoảng, anh thuê người làm cỏ, thường là trước tết âm lịch hàng năm,
Năm nay, những ngày giáp tết đã gần kề, anh khỏi làm vì hôm tháng mười một dương lịch, ngày lể các Thánh, anh đi thăm mộ vợ ở nghĩa trang về, thấy khu đất um tùm, nhớ đến hai ngôi mộ của người chủ trước, bán lại cho ông anh rồi biệt tăm ba năm năm nay… anh thuê người làm cỏ, vun nền, thắp nhang  cho ngôi mộ, anh cũng gởi lể cầu hồn cho họ dù không biết tên thánh là gì!
Ánh nắng đã tắt, trong cái chập choạng của buổi chiều, Thuyết rờn rợn người khi thấy một bóng người ngồi ủ rủ nơi mé trái hàng hiên.
Bốn năm nay, anh sống đơn độc, năm ngoái anh đón bà chị ruột đã lớn tuổi, cũng côi cút về ở cùng…
Nghe tiếng xe của anh, người lạ ngẩng đầu lên, nhìn anh gật đầu chào cùng lúc bà chị xuất hiện nơi cửa chính, cất giọng nói to, cách nói của người già nghễnh ngãng:
- Anh đây là chủ trước của khu đất, hai ngôi mộ là vợ và con của anh ấy!
Nghe vậy, Thuyết dựng xe đến bắt tay người đàn ông:
Cài tên của người khách thoáng qua trí nhớ của Thuyết, anh nhớ tới mớ giấy tờ sang nhượng đất mấy năm nay vẫn nằm trong tủ.
- Chào anh, anh là anh Hào? sao chị không mời anh vào nhà?! Anh đến lâu chưa?
- Cảm ơn anh, cũng mới thôi anh ạ.
- Anh đã ra thăm chị và cháu chưa?
- Tôi chờ anh về!
- Không biết anh có Đạo hay không, Lễ các Thánh vừa rồi tôi có gởi lể cầu hồn cho chị và cháu, nhưng không biết tên thánh là gì!
- Người lạ lại đưa tay bắt tay Thuyết, anh ta bóp mạnh:
- Tôi cũng Thiên Chúa Giáo. Cảm ơn anh lắm!
Là người theo đạo Thiên Chúa Giáo thuần thành. Nhưng Thuyết thắp nhang thường xuyên. Anh vào nhà lấy nhang rồi kéo tay người đàn ông cùng đi ra góc vườn. Người đàn ông quỳ sụp xuống nơi ngôi mộ lớn, khóc rấm rức. Thuyết cũng nghèn nghẹn nơi cổ, vợ anh cũng đã chết tức tưởi sáu năm nay, sau hơn mười ba năm chung sống thuận hòa hạnh phúc! Đứa con trai của Anh nay đã vào đại học.
Từ lâu rồi, không hề gặp người đàn ông này để đề nghị đưa hai nấm mộ ra nghĩa trang rồi xây cất tử tế. theo ý nguyện của bố vợ anh. Không biết gì về họ, ngoài cái tên Hào, nhưng nhìn người đàn ông gầy gò với những nếp nhăn khắc khổ trên gương mặt sạm đen, trong lòng anh dậy lên một mối cảm thương với anh ta.
Bóng tối phủ lên khu vườn, cảnh vật chìm trong cơn gió se lạnh của những ngày cuối đông. Người đàn ông đứng lên, lúng túng nhìn Thuyết ấp úng:
- Cảm ơn anh đã chăm cho mộ vợ và con tôi bấy lâu nay…
- Anh định đi đâu?
- Tôi tính đi tìm một người quen cũ  qua đêm, rồi mai thuê người đưa cô ấy và cháu ra nghĩa trang, mẹ tôi cũng chôn ở đó.
- Sao không ở lại đậy với tôi, từ lâu rồi tôi mong gặp anh!
Cả hai vào nhà, mâm cơm được bà chị dọn sẵn, Thuyết mời người lạ cùng ngồi vào bàn. Từ dạo sống như kẻ đốc thân, Thuyết có thói quen uống rượu vào buổi chiều, khi thì ở trường cùng với đồng nghiệp, khi thì một người bạn nào đó, nếu không thì bữa cơm tối anh cũng uống vài cốc, loại rượu trắng ngâm chuối hạt…
Anh mời người khách ngồi vào bàn, đơm cơm rồi rót rượu ra hai cái tách trà:
- Mời anh, từ khi bán lại ngôi nhà, chắc là anh đi làm ăn xa?
- Vâng, tôi lên Buôn Ma Thuột! Tôi đã có trước một đời vợ, cũng có một đứa con trai, chúng tôi chia tay nhau mười năm nay, cô ấy dành phần nuôi con rồi lên Buôn Ma Thuột làm ăn cúng người chồng mới. Hai ngôi mộ này là vợ và con thứ hai của tôi!
                                                       oOo
Tiếng người đàn ông trầm, buồn buồn kể lại chuyện của mình…Thuyết ngồi nghe trong yên lặng, anh nghỉ đến chặng đường người khách đã trải qua, dài như một cuộc khổ nạn!
Sau khi chia tay người vợ trước, tôi không còn nghĩ đến chuyên chắp nối thêm một lần nửa, bởi thấy rằng trong hôn nhân, với nhiều người lả nguồn hạnh phúc, nhưng với số phận của tôi thì hạnh phúc ấy thật mong manh!
Chỉ sau khi sinh đứa con hai năm, cô ấy bắt đầu ngoại tình với một cán bộ tài chính huyện, họ có chung một đường dây huê hụi lớn trong vùng, trên danh nghĩa làm ăn, họ gần gũi nhau cho đến khi tôi bắt gặp, ngay trong phòng ngủ ngôi nhà mình! Ngôi nhà đứng tên cô ấy nên tòa tịch biên sau khi họ bỏ trốn, tôi về ở với Mẹ, lô đất này là của bà ấy. Mẹ tôi mất một năm sau!
Sau khi ra tòa, nhận phần nuôi con, cô ấy và hắn, tên cán bộ tài chính bỏ trồn cúng với mấy tỷ tiền huê hụi và cả của nhà nước…làm khốn đốn nhiều người!
Ba năm trước, Tôi mới biết cô ấy đang ở Buôn Ma Thuột, đứa con trai của tôi và cô ấy phải vào tù vì dính vào một vụ cướp! Tôi tìm lên thăm con…Biết sự tình là trong đám thanh thiếu niên của vụ án, con tôi chưa đủ tuổi thành niên, nhưng muốn lo lót trước khi tòa xử, phải chạy một khoản tiên mả cô ấy không có hay không muốn bỏ ra, tôi phải trở về bán lô dất và căn nhà này…Nhưng rồi cũng không lo được cho đứa con thoát vòng tù tội! Tiền mất tật mang, nó ra tòa lãnh án bốn năm tù giam!
Cô ấy lại cùng chồng mới trốn đi lần nửa! Họ đã có với nhau hai đứa con…
Không đành bỏ con tù tội không ai thăm nuôi, tôi mua một đám dất nhỏ,  dựng một cái chòi…rôi hàng ngày đi làm thuê, vừa nuôi bản thân vừa dành dụm hàng tháng đi thăm con trong tù!
        Hào nâng cốc hớp một hớp rượu, anh mồi một điếu thuốc, đôi mắt như chìm vào những buồn đau của ký ức. Thuyết cũng nâng cốc, anh cạn ly rồi rót đầy lại hai cốc như chung chia nỗi buồn cùng khách. Gió đêm thổi qua khu vườn làm lao xao cây mãng cầu nơi cửa sổ gần bàn, Thuyết đứng lên đến đóng cửa sổ rồi đóng luôn cửa chính. Bầu trời đêm lưa thưa vài vì sao…như làm buồn thêm cái không khí của những đêm cuối năm. Ngồi lại bàn, Thuyết rụt rè hỏi Hào như sợ câu hỏi khơi thêm nỗi đau trong lòng người đàn ông bất hạnh:
- Anh gặp chị…đây lúc nào? Không biết gọi người vợ thứ hai, người nằm dưới ngôi mộ sau vườn thế nào, Thuyết ngần ngừ rồi gọi: chị…đây.
Hiểu ý Thuyết, Hào lại nhấp thêm ngụm rượu:
- Hân là em gái của Phú, một người bạn của tôi. Chúng tôi quen nhau từ khi cô ấy còn học cấp ba.  Hân thích Thơ và nhạc, thỉnh thoảng hỏi tôi về một nhà thơ nào đó của thời tiền chiến. Những bài thơ tôi nhớ được làm cô ấy thích thú. Cô ấy tất thích cái tâm trạng bồi hồi của cô gài trong “Mưa xuân” của Nguyễn Bình, thường lặng yên, chống cằm ngồi nghe tôi đọc những bài thơ: “ Thu xa” | Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Quán cên đường”… của Quamg Dũng…Tôi cũng biết đàn, chỉ chơi được chút ít để tự dàn, hát những bản nhạc yêu thích, cô ầy nghe hát, cảm nhận với tấm hồn lãng mạn trẻ trung của tuổi mới lớn… Cô ấy thích nghe tôi hát bản: “Hương xưa” của Cung Tiến, “Gợi giấc mơ xưa” cuả Lê Hoàng Long… Chúng tôi giống nhau về sở thích…Những bài thơ, bản nhạc nào tôi thích, Hân cũng thích…
 Hết cấp ba, Hân vào Đại Học ở Sài Gòn, Tình cảm của chúng tôi không phải là tình yêu mà chỉ là cảm mến nhau, Hân còn chưa trưởng thành đê nói đến tình yêu, cô ấy luôn tôn trọng tôi như một người anh, một người thấy có kiến thức cần thiết cho mình…Cô ấy còn có những ước mơ xa xôi của tuổi mới lớn, Vào Đại học là con đường thênh thang cô ấy mong mỏi lâu nay.
Chúng tôi chia tay nhau trong niềm hy vọng tương lai của Hân. Sài Gòn, nơi mà những cô bé mới lớn mong ước được sống cùng với đời sinh viên…Những tháng đầu, chúng tôi liên lạc nhiều, nhưng rồi cũng thưa dần khi cô ấy bắt đầu hòa nhập được với bạn bè và môi trường mới.
Tôi cũng quên dần cô ấy với những lo toan công việc thường ngày của một công nhân viên, Tôi bận rộn thường xuyên với những việc đo đạc, vẽ bản đồ và những cuốc nhậu tràn bờ…của một càn bộ địa chính…Tôi quen dần với những mối quan hệ nhiều toan tính trong giao tiếp thường ngày… làm cằn cỗi đi tâm hồn tôi. Rồi tôi lập gia đình…
Hân ra trường, Cô ấy làm việc cho một công ty nào đó ở trong ấy.
Lúc này, tôi không còn tâm trí nào để nghĩ đến ai. Vợ tôi xoay trong những cuộc làm ăn, hái ra rất nhiều tiền củng với những mối quan hệ không minh bạch! Với sự đồng lỏa của tay cán bộ tài chình, nhiều lần cô ấy lấy danh nghĩa của tôi để bán khống những lô đất trong thị trấn. Chuyện vở lỡ, tôi bị kỷ luật buộc thôi việc…
Trút bỏ tất cả, tôi mua một đám đất rừng. vừa trồng rừng vùa chăn nuôi…Cho đến khi chuyện ngoại tình của cô ấy vở lỡ…cùng với những vụ lường gạt huê hụi sau đó!
Tôi gặp lại Hân trong một buổi tiệc mừng tân gia của Phú ở thị xã.
Cô ấy cũng ê chề vì yêu rối lấy nhằm một anh chồng đã có gia đình. Biết được, cô ấy chia tay.
Phú thương em, Không an tâm khi để Hân sống đơn độc tại Sài gòn…gọi Hân về, mở một cơ sở Photocopy, đồng thời cho các cơ quan, công ty… trong thị xã thuê máy photocoppy cũ, giao cho nàng quản lý.
Niềm vui lẫn nỗi buồn gặp lại nhau trong hoàn cảnh cả hai đều thất bại trong hôn nhân. Tôi uống nhiều…
Khi tàn tiệc, Hân không cho tôi về một mình. Đoạn đường từ thị xã về đây ba mươi lăm cây số. Cô ấy chở tôi về rồi nhất định ờ lại đêm cùng tôi.
Sau đêm đó, Hạnh phúc mà chúng tôi cảm nhận được tử hai tâm hồn hòa cùng thể xác của nhau… cả hai chúng tôi đều tiếc nuối cho những tháng năm qua!!!
                                                             oOo
Chúng tôi nâng niu từng ngày niềm hạnh phúc muôn màng. Hai chúng tôi cùng mong mỏi một đứa con cho trọn vẹn hạnh phúc chồng vợ…Nàng mang thai sau một năm chung sống. Đứa con lớn dần, là con trai và đã được năm tháng!
Tôi không để cô ấy làm một việc gì, cực chẵng đã phải đi xe máy như đi chợ thì tôi chở đi…Khi tôi lo lắng ngăn ngừa tai họa từ hướng này thì bằng ngã khác, tai ương ấp đến với chúng tôi!
Năm đó cũng vào những ngày cuối năm, trước lể giáng sinh vài hôm, Trong một lần tắm, cô ấy bị ngã trong phòng tắm, bụng cố ấy dập vào bồn cầu…Tôi kinh hải nhìn cô ấy đớn đau trong máu và nước! Khi đến bệnh viện thị xã, thì cả cô ấy lẫn thai đều quá yếu. Buộc phải mổ đưa thai ra để chăm cho mẹ…
Với thai năm tháng tuổi, bênh viên không dủ đều kiên trợ tim, trợ thở cho chàu. Nửa giờ sau khi đưa ra khỏi tử cung, con chúng tôi ngưng thở!
Hân vẫn nằm trong phòng hồi sức! Một nữ y tá bồng cháu ra, trao cho tôi:
- Không thể cứu được cháu, chị vẩn còn hôn mê nhưng đã qua cơn nguy kịch. Anh đem cháu về rối sáng mai trờ lại!
Tôi gọi báo tin cho Phú rồi mượn bạn chiếc xe máy. Phú đến cùng em gái Hân ngay sau khi nghe điện. Trùm cháu trong một cái áo khoác, tôi cột hai tay áo ra sau cổ thành chiếc võng rồi trong đêm, chạy về nhà, Tôi chôn cháu trong vườn để sáng còn trở lại bệnh viên. Tôi vừa chạy xe vừa lầm rầm khấn cầu với cháu: Con ơi, con hãy cứu mẹ!
Vết mổ của Hân nhiễm trùng, tái đi tái lại cộng với lượng máu mất nhiều, Cô ấy kiệt sức rồi mất sau mười hai ngày nằm trong phòng hồi sức! Tôi đau đớn tột cùng. Đưa Hân về chôn bên con...
 Không lâu sau, chưa hồi tâm sau mất mát đau lòng này, tôi được tin con trai vướng vào vụ án!!!
                                                  oOo
Suốt đêm hôm ấy và mấy đêm sau nửa, Thuyết không ngủ được, anh trắn trọc với những khốn khổ mà Hào, người khách cuối năm kể lại. Bố vợ anh có ý tự nguyện giúp cho Hào một khoản tiền, đủ để xây cho ba ngôi mộ, luôn cả mộ mẹ của Hào.
Hôm xong xuôi, Hào nghẹn ngào ôm Thuyết, mếu máo những lời cảm ơn. Không lớn lao to tát, nhưng ba nấm mộ cũng khá khan trang. Hào trở lại Buôn Ma Thuột.
Chia tay nhau nơi bến xe, tấp nập người đi kẻ về vào những ngày cuối năm… dáng Hào đơn độc, bước đi liêu xiêu với cái túi xách trên vai. Thuyết cúi đầu quay về, lỏng trĩu nặng như mang theo nỗi bất hạnh của Hào.
Anh ngẩm nghĩ: Hạnh phúc của kiếp con người, bao giờ cũng mong manh ngắn ngủi, nhưng nỗi bất hạnh thì xem chừng như trùng trùng, vô tận!!!

                                                                           Sài gòn, 01/12/2016.
                                                                        Trạch An -Trần Hữu Hội
                                                     






















       






















Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Chuyên của 42 năm về trước...

                                      Chuyện của 42 năm về trước....

                                                         Họa sỹ Phạm Văn Hang và Trần Hữu Hội

năm 1972. Quảng Trị quê tôi hoang tàn vì bom đạn. Người dân chúng tôi dắt dìu nhau tìm chốn dung thân…rời xa quê cha đất tổ.

Những đoàn dân di cư vào Nam tìm đất mới mưu sinh. Theo sự hướng dẩn của các Nhà Sư, các Linh Mục…Gia đình tôi theo một số bà con vào lập cư ở Sông Pha, Ninh Thuận. Dưới sự hướng dẩn của các Linh Mục, trong đó có Lm Đổ Bà Ái…Cha lấy hai chử đầu của hai tỉnh ghép vào nhau đặt tên cho khu định cư : Quảng Thuận. ( Quảng Trị - Ninh Thuận). Khu đinh cư nằm trên tuyến QL 14. nối Ninh Thuận với Đà Lạt. ( Khoảng Km 28 đến Km35.) Với tâm trạng ai ai cũng cánh cánh trong lòng là sẽ có ngày trở lại Quê Hương Quảng Trị…Ai ngờ rắng đây chính là quê hương thứ hai, qua hơn hai thế hệ tiếp nồi qua đi và sẽ còn mãi…Nhiều con dân đã nằm xuống nơi đây với mồ yên mả đep !

                             LM Đổ Bà Ái và một số thanh niên Quảng Thuận ngày nào
Riêng tôi, đã sống ở nơi này trọn 40 năm.(1973- 2013 ).Chỉ mới ba năm trước, tôi mới đưa gia đình vào Sài gòn định cư…
Những ngày mới đặt chân lên dất này, tôi cùng một số bạn bè. phần nhiều là Sinh Viên, Học Sinh lập nên một bút nhóm, lấy tên là: HỘI HŨU. Quy tụ bạn bè cùng yêu thơ văn… nơi vùng đất mới. Với các bạn: Phan Nguyên Trầm (Phạm Văn Vinh) Trầm Cung ( Huỳnh Do) Nguyễn Vinh Sơn, Nguyễn Thoại Ngôn ( Nguyễn Ngọc Hiến ) Nguyễn Hưỡng, Lê Viễn Tuân và Trạch An ( Trần Hữu Hội ).
(nhóm chúng tôi, sau năm 1975 một số rời quê định cư ở nước ngoài, một số làm ghề giáo, có anh Nguyễn Vinh Sơn vẫn đam mê nghệ thuật, trờ thành đạo diển ( Phim : Dất Phương Nam, Trăng nơi đáy giếng….) và tôi, còn cầm bút tham gia sinh hoạt vhnt cùng nhóm anh chị em trong nhóm: Quán Văn. Sài gòn.
Với sự trợ giúp của nhiều ân nhân, trong đó có Nhà văn: Trần Hữu Ngũ ( nhà in Roneo Nguyễn ở Phan Rang ) Họa sĩ: Phạm Văn Hạng. Giúp đỡ thiết kế, vẽ tranh bìa… Dĩ nhiên tất cả đều giúp không và tự nguyện! Chúng tôi Ra dược 3 số thì tháng 4/1975 đên. Chúng tôi gác những ước mơ văn chương, lao vào cuộc mưu sinh khốc liệt cùng cả nước!
Họa sĩ Phạm Văn Hạng vào thời gian này rất bận với những công trinh ở Sài Gòn, Đà Lạt…và tại nơi đất mới này, anh cũng bận rộn với công việc kiến trúc một ngôi giáo đường lớn, một khu vườn tượng dự tính sẽ là công viên trong tương lai.
Nhà tôi gần nhà anh Phạm Văn Hạng nhất, nên thường xuyên gặp gỡ anh, ngồi nghe anh nói, xem anh vẽ…Thức khuya cùng anh thì có thể nhưng dậy sớm để làm việc như anh thì chưa bao giờ, bởi anh luôn làm việc từ 03 giờ sáng ( Sau này, lần uống cà phê mới đây tại nhà anh, tôi hỏi anh thói quen ấy còn không? Anh xác nhận là vẫn còn, thường thì 04 giờ 30,hiện nay, anh ấy đang ở vào cái tuổi 75!!!.
Dã có duyên thì sẽ còn gặp…chuyện của 43năm sau:
Sinh hoạt cùng anh chị em trong nhóm Quán Văn từ năm 2013. chúng tôi thường có những buổi cà phê cùng nhau. Tôi biết anh Nguyên Minh, người đã đã hình thành và trao lại nhà in cho anh Trần Hữu Ngũ để vào sài gòn lập nên tờ Ý Thức, trước năm 1975.



Một hôm, nhà văn Trương Văn Dân gọi, báo tin cà phê sáng mai, anh cho biết có anh Hiếu Tân từ Vũng Tàu lên, anh Nguyên Minh, Hoàng Kim Oanh, Đặng Phú Phong về từ Hoa kỳ, Lê Viết Yên,Ngô Thị Mỹ Lệ, Phan Trường Nghị, Nguyễn ngọc Thơ,, Chị dkg Phùng Chí Thu và nhiều anh em trong nhóm QV sài gòn cùng cò mặt, đăc biệt có họa sĩ,điêu khắc gia Phạm Văn Hạng và nhà khoa khọc Nguyễn Đăng Hưng cũng sẽ tham dự.

Nhiều năm nay, tôi canh cánh trong lòng mong có ngày gặp lại anh Phạm Văn Hạng. Bởi trong những ngày loạn lạc 1975. tôi đã có một lần ghé nhà anh ở Quảng Thuận. Trong hoàng tàn, những tấm hình chụp lại các tác phẩm của anh vung vãi khắp nơi…Tôi nhặt lại được gần 20 tấm, vừa hội họa vừa diêu khắc.Từng ngồi xem anh vẽ tranh, nghe anh nói về hội họa… và cách làm việc không mệt mỏi trước giá vẽ trong những tháng ngày trước, Tôi trân quý những tấm hình này như những tác phẩm hội họa đich thực. tôi biết anh cũng sẽ trân quý những bức hình mà tôi còn lưu giữ được, nó là những đứa con tuy không còn nguyên vẹn hình hài nhưng là ký ức và những thao thức của anh. cha đẽ của những bức tranh ấy. Tôi đến cùng anh em, lặng lẽ trao cho anh Phạm Văn Hạng những tấm hình ấy…Không dấu được nỗi vui, anh vừa xem vừa gọi tên những đứa con: Ôi: Chạy Loạn, Bố cục, Tranh Hùng, Dáng Xuân, Vỏ Tướng…43 năm rồi!!! những tấm hình đã úa vàng nhưng những kỳ ức thì chắc chắn không vàng úa theo thời gian. 
Tôi gặp lại anh vài lần sau lần gặp ấy, những công trình tranh, tượng cuốn anh đi: nay Quảng Trị, mai Vũng Tàu mốt Dà Lạt chiếm hết thời gian của anh.
Những hôm vừa qua, phải vào nằm bệnh viện Thống nhất cấp cứu và diều trị sau cơn suy tim cấp. Con gái tôi giữ máy, báo tin là bác Phạm Văn Hạng có báo là sẽ đến thăm…Tôi không tin là anh ấy có thời gian…
Hai hôm nay xuất viện về nhà. Sáng nay, con gái tôi báo là phải ra đón anh ấy…Tôi nhìn đồng hồ: 7 giờ sáng. Với ai thì hơi sớm nhưng với anh PVH, thì giờ này đã là khá trưa so với lịch thời gian làm việc một ngày của anh.
Ngồi cùng nhau chừng 30 phút, Uống vội tách trà, Khích lệ vài câu,anh khen tôi vẫn còn thần sắc của kẻ chưa bị số phận gọi về, anh ôm tôi chúc mừng, chào để ra phi trường, lên Dà Lạt với công trình…đang dang dở!
Xin cảm ơn những anh chị em bạn viết, bạn văn, độc giả gần xa. Trên facebook… đã có những lời chúc, khích lệ tôi trong những ngày qua. Cảm ơn anh Phạm Văn Hạng. Bao năm rồi tôi vẫn cố học theo phong cách làm việc của anh…tuy chưa đạt đến được những gì ấp ủ ước mong, ( Lượng tác phẩm đồ sộ khắp nơi ) nhưng anh vẫn là một mẫu mực cho tôi luôn nhắc nhở mình phải làm việc hết mình cho những đam mê.. Trong những ngày cầm bút còn lại.
Sài gòn chúa nhật 11. 12. năm 2016
Trần Hữu Hội