Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Tập sách do nhà thơ Luân Hoán Tái bản: "TÁC GIẢ VIỆT NAM"


Tập sách do nhà thơ Luân Hoán Tái bản: "TÁC GIẢ VIỆT NAM"

Khoe chút xíu và giới thiệu với thân hữu luôn. Nhà Thơ Luân Hoán ( Lê Bảo Hoàng) Vừa Tái bản tập sách sưu tầm " TÁC GIẢ VIỆT NAM" Bổ sung nhiều tên tuổi cho lần tái bản này. Sách do nhà xb Nhân Ảnh xuất bản, phát hành trên mạng phân phối Amazon. Xin giới thiệu cùng thân hữu và bạn đọc cần lưu giữ, sưu tầm và nghiên cứu.
Tuy nhiên thân hữu ở VN nên liên hệ nhà thơ Lê Hân.sẽ chuyển sách về VN. Giá nhẹ hơn là mua trên amazon, vì giá cung cấp cho nhà Xuất bản khác với già đặt. ( Anh Lê Hân cho biết là 30usd.Trên amazon là 45,59usd, tính ra tiền VN rồi trả cho người mang sách đến) Email anh Lê Hân:
han.le3359@gmail.com




********************************************************************************************************


Một thư viện của Thành Phố Wanneroo, Hoa Kỳ. Chọn tập truyện ngắn " Hạt Mầm Trót Vay" Của Trạch An-Trần Hữu Hội Cho SV nghiên cứu. Khoa TRuyện ngắn Việt Nam Thế Kỷ 21.
http://library.wanneroo.wa.gov.au/…/spydus…/ENQ/OPAC/BIBENQ…
( Bấm "Dịch" của Google xem tiếng Việt rõ hơn )

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Giới thiệu tập truyện ngắn :Số Mạng. Của Trạch An-Trần Hữu Hôi

    Giới Thiệu  Tuyển tập truyện ngắn: "Số Mạng"
    của Trạch An-Trần Hữu Hôi. NXB Giao Chỉ, Hoa Kỳ. 4/2017. phát hành Amazon.




Tháng 11, năm 2014. Trạch An Trần Hữu Hội đã ra mắt tập truyện " Hạt mầm trót vay" nxb Hôi nhà Văn. 
http://www.art2all.net/tho/trach-an/rms_hatmamtrotvay.htm
nxb Chương Văn xb lại tại Hoa Kỳ và phát hành trên Amazon 2015.
http://www.art2all.net/…/trach-an/hatmamtrotvay_chuongvan_a…
Đã được thân hữu và bạn đọc nhiệt tình đón nhận.
Tháng 4 năm nay 2017. Trạch An-Trần Hữu Hôi gởi đến cùng thân hữu và dộc giả tập truyện: "Số Mạng"
NXB Giao Chỉ. Hoa Kỳ, Phát hanh trên mạng phân phối toàn cầu Amazon.:
https://www.amazon.com/dp/1545540373/ref=sr_1_1?s=books...
Rất mong quý thân hữu và độc giả cũng sẽ nhiệt tình đón nhân " Số Mạng" như đã đón nhận " Hạt Mầm Trót Vay".
Xin các thân hữu mà TA-THH ( Hoi Tranhuu) gắn thẻ, giới thiệu dùm...
Thân Kinh cảm ơn Thân hữu và Độc giả khắp nơi.
* Uyên Nguyên giới thiệu một truyện ngắn trong tập“Số Mạng” của Trạch An-Trần Hữu Hội:( "Mẹ và những cuốn sách")
https://uyennguyen.net/2017/04/23/tran-huu-hoi-so-mang/

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Bài thơ " Nhà Tôi " của Thi sĩ Yên Thao.






Bài thơ Nhà tôi – Yên Thao và nhạc phẩm Chuyện giàn thiên lý

 · by  ·  1



Yên Thao (Ảnh: Triệu Xuân)
Tiểu sử nhà thơ Yên Thao
Yên Thao là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Ông được biết tiếng từ thời Kháng chiến chống Pháp, với nhiều bài thơ mang chất lãng mạn chiến tranh, nổi bật nhất là bài Nhà tôi, được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc dược tên gọi “Chuyện giàn thiên lý”. Ngoài ra, ông còn có các bút danh khác như Nguyễn Bảo, Cử Yên, Lang Bang, Thái Dương…
Ông tên thật là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927, quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi người Pháp tái xâm lược Đông Dương năm 1946, ông tham gia Kháng chiến chống Pháp, chiến đấu trong quân đội. Thời gian này ông sáng tác nhiều bài thơ lãng mạn chiến tranh được nhiều người biết đến, nổi danh cùng với một số nhà thơ trẻ cùng thời như Quang Dũng, Tất Vinh, Hồng Nguyên…
Hiện nay ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ trào phúng Hà Nội. Ông ít làm thơ trữ tình (chỉ khi nào xúc cảm thật mới làm). Thơ trào phúng Yên Thao ký dưới nhiều bút danh: Nguyễn Bảo, Cử Yên, Lang Bang, Thái Dương…
Vợ ông là bà Đỗ Thị Phú, sinh 17 tháng 1 năm 1929, quê Đại Gia, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Hai người gặp nhau trong kháng chiến chống Pháp, cưới nhau ở Phú Thọ tháng 11 năm 1953. Hai ông bà đều là học sinh thoát ly gia đình đi kháng chiến.
Nhà văn Triệu Xuân thăm nhà thơ Yên Thao tại nhà riêng 87 phố Huế, Hà Nội.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Nhà tôi
Năm 1949, ông công tác văn nghệ quân đội tại Liên khu 3. Một lần theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng đồi, trong lúc chờ đợi giờ nổ súng, ông trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một chiến sĩ quê ở ngay làng đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Anh lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng trai lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ.
Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc tới giàn thiên lý của nhà mình. Ông rất thích câu chuyện và viết nên bài thơ “Nhà tôi”. Có lẽ người viết đã hoà nhập được với người kể nên bài thơ được đông đảo anh em lính thuộc và nhanh chóng được phổ biến cả vào các chiến trường Nam Bộ. Không chỉ lính xuất thân từ nông thôn, cả những lính thành phố cũng tìm thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.
Bài thơ đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, dưới tiêu đề “Chuyện giàn thiên lý”. Bài hát đã được nhiều ca sĩ như Mạnh Đình, Như Quỳnh, Duy Khánh… thể hiện và khá phổ biến ở cả trong nước và các kiều bào ở nước ngoài.
Toàn văn bài thơ
Nhà tôi
Tôi đng bên này sông
Bên kia vùng gi
c đóng
Làng tôi đ
y, sm đen màu tiết đng
Tre, cau bu
n tóc rũ ướt mưa sương
Màu trăng vôi l
m lp my khung tường
N
ếp đình xưa, người hi đau gì không
Tôi là anh lính chiến
R
i quê hương t do máu khơi dòng
Buông tay g
u, vui li thu bình Mông
Ghì n
c súng nh ơi, ngày đc thng
Chân ch
ưa vt trên no đường vn dm
Áo nào phai không sót chút màu x
ưa
Đêm hôm nay tôi tr v lành lnh
Sông sâu m
ng lp lánh sao lưa thưa
Tôi có người v tr
Đ
p như thơ
Tu
i chm đôi mươi cưới bui dâng c
Má tr
ng mn thơm thơm mùa lúa chín
Ai ra đi mà không t
ng bn rn
R
i yêu thương nào đã my ai vui
Em l
ng bun nhìn vi lúc chia phôi
Tôi m
nh bước mà nghe hn nh l
Tôi còn người m
Tóc đã ng
màu bông
Tu
i già non thế k
L
ưng gy un nng kiếp long đong
N
ng mưa t bui tang chng
T
ơ tm rút mãi cho lòng héo hon
Ôi xa r
i, m tôi
L
nhoà mí mt
Mong con ph
ương tri
Có l
n cht tnh đêm vơi
Nghe giòn ti
ếng súng nh li chia li
M
ơi, con m tìm đi
Bao gi
hết gic, con v m vui
Đêm hôm nay tôi tr v lành lnh
Sông sâu m
ng lp lánh sao lưa thưa
ng qun nâu đã vá mn giang h
Ch
c tay súng tôi mơ v Nguyn Hu
Làng tôi kia, bên tr
i thù qunh qu
Tr
ng im lìm như mt nm m ma
Có còn không, em h
i m tôi già
Nh
ng người thân yêu khóc bui tôi xa
Tôi là anh lính chiến
Theo quân v
gii phóng quê hương
Mái đ
u xanh bi vin phương
B
ước chân đt đp xiêu đn lu đch
Này anh đng chí
Ng
ười bn pháo binh
Đã đ
ến gi chưa nh
Mà tôi nghe nh
ư tri gic tan tành
Anh rót cho khéo nhé
K
o li nhm nhà tôi
Nhà tôi
cui thôn đi
Có giàn thiên lí, có ng
ười tôi thương.
Nơi xut bn: NXB Giáo dc, 2005



Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Vui buồn đời thợ ảnh: Khốn khổ phim Liên Xô





                  

    



Vui buồn đời thơ ảnh:
Khốn khổ phim Liên xô!

                                                 Trạch An - Trần Hữu Hội.

Sau này, khi tuổi đời đã khá lớn, tôi mới thấy rằng cuộc đời nhiều chuyện đến với mình, suôn sẻ hay trầy trật…cũng đều do cài Duyên cái Số.
Nhưng vào thời kỳ tôi dang chật vật với cái ăn, cái ở… những ngày tháng đầu khi đặt chân đến đất Sài gòn, với tuổi đời chưa tới ba mươi, tôi cho là số mình may mắn, thậm chí còn có chút tự hào là mình “Biết xoay xở” “ Cố gắng”và “ Tài giỏi” nữa!
Gặp lại Lượng, em của một người bạn thân trước 75 là Quảng, giờ đã vượt biên và định cư ở Canada. Về ở với Lượng, đi học chụp hình và cùng làm nghề nuôi thân với Lượng, cuộc sống tôi ổn định vả thú vị với cái nghề tạm gọi là: Chụp hình lưu niệm.
Thời kỳ này, đã bắt đầu chụp hình màu trở lại. Ngày trước 75, cũng đã cò hình màu nhưng phần nhiều lả hình chụp lấy liền, với loại máy Polaroid vả giấy ảnh chụp xong là có hình, chỉ cần bóc lớp giấy mỏng. Sau 75, do khó khăn lá thị trường không nhập được giấy ảnh nên rất đắt, rồi dần hết hẳn. Về sau, thời kỳ tôi làm chụp hình dạo, một số phim màu được đem về từ Đức, hiệu Agfa, thỉnh thoảng có  Kodak( Mỹ), bắt đầu có hình màu trở lại. Nhưng cũng rất khó khăn vì khâu tráng rọi thủ công. Cả nhóm thợ chúng tôi, nhiều khi  ba, bốn điểm chụp mới có một máy gắn sẵn phim màu, chỗ nảo có khách thì chạy đến lấy về chụp rồi trả máy ngay. Khi cắt phim để rửa vì chưa hết cuộn,  rất buồn vì phải mất chửng ba kiểu phim, dù đã nối đuôi phim! Phần nhiều là thợ nào cần gấp thì chịu khoản phim này, Hẹn khách cả tuần mới giao ảnh, và đắt như vàng, chỉ tám kiểu là có thể ngang với một chỉ vàng!
Lượng đón đầu “phong trào” bằng cách đi học tráng rọi ảnh màu.
Quảng gởi về cho Lượng mấy đợt thuốc Tây, dành dụm mua được cái máy rọi ảnh Axomat, của Đức., vừa rọi ảnh đen trắng vừa có thể rọi ảnh màu, nhưng phải kèm nhiều phụ kiên hổ trợ như: Đồng hồ ngắt điện tự dộng (timer). Máy phân tích màu…( analiser) Thay cho cái máy Lucky cũ chỉ rọi được hình đen trắng.
Thời điểm chúng tôi làm nghể, cài gì của Đức cũng tốt! (hơn Liên xô và các nước XHCN khác).
Học chụp hình ở CLB chỉ ba đêm một tuần, tôi vẫn theo học đều đặn vì rất cần giấy chứng nhận của CLB. Người ta nói: “học thầy không tày học bạn”, trường hợp tôi thật đúng, chỉ cần Lượng bày cho tôi hai buổi, là tôi có thể tự canh ánh sáng qua khẩu đô, tốc độ, chỉnh nét….
Thực tập thêm bằng cách hai anh em đạp xe ra dường Tôn Đức Thắng, gần hảng tàu Ba Son, Lượng làm người mẫu, tôi chụp hình, lấy nửa người, nguyên người, có phông là những chiếc tàu, hay xóa phông, phông xa, phông gần, bố cục ảnh, chiều sâu ảnh…chưa đến một cuộn phim Orwo là tôi chụp được. Tối hôm thực tập, hai anh em cùng pha hóa chất, tráng phim. rọi ảnh. Lượng chờ sấy hình xong, đem ra hai anh em cùng xem…Lượng phán một câu làm tôi mát dạ:
- Ăn tiền thiên hạ được rồi!
Cái máy ảnh của Lượng tôi đang dùng hiệu Canon QL 17. gói là mày gián tiếp, phân biệt với máy trực tiếp là hình ảnh đến mắt qua một lăng kính sau ống kính. Máy gián tiếp thì che tay đầu ống kính vẫn thấy hình vật chụp, Máy trực tiếp nếu che đầu kính sẽ không thấy gì. Máy gián tiếp lấy nét bằng cách chỉnh cho hai hinh chập lại nhau, trời sáng rõ thì dễ, chỉ nhắm hạt nút áo, hoặc một bên vai…nhưng trời âm u hay hơi tối thì rất khó khăn. Sai nét tức là bỏ tấm hình vì khách nào nhận tấm hình mở! Suốt ngày, lúc nào rảnh là tôi mang máy ra tập chỉnh nét (focut). Chi tiết kỷ thuật này ám ảnh tôi ngay cả trong lúc ngủ!
Ngày sau, Lượng đem tôi đến gặp tổ trưởng tổ chụp hình lưu niệm, thuộc HTX nhiếp ảnh quận I. Xin thế chân Lượng, vì Lượng hoàn toàn dành thời gian cho việc học ảnh màu. Đã là dân chụp hình kiếm cơm, anh em thợ phần nhiều rất thoáng. Chúng tôi làm quen bằng một chầu nhậu, cũng chỉ rượu cây lý, cà khô đuối…
Tôi bắt đầu vào sáng hôm sau, bấm những hiểu hình ăn tiền của khách!
                                              oOo
Hai anh em chúng tôi dậy cùng lúc. Lượng vào phòng tối, đem cho tôi cái túi xách màu đen, Tôi ngạc nhiên nhìn Lượng lôi từ trong túi ra một con gấu bông, một cái lục lạc…đồ chơi trẻ con. Lượng cười với tôi:
- Bảo bối đó, có khách nào ẳm theo em bé, anh dụ cho cháu cười rất dễ, lại dụ thêm vài kiểu cũng không khó!
Hôm nay không uống cà phê cửa hàng, chúng tôi lên tới nơi chụp hình, uống cà phê với anh em thợ.
Gần cuối năm, thợ cứ ngồi với nhau là kháo chuyện chụp hình dịp tết. Ai cũng hy vọng vào dịp này có thể trang trải nợ nần, giải quyết nhưng khó khăn trong năm.
Lượng cũng sẽ đi chụp trong dịp tết nên hai chúng tôi đang lo lắng vì hiên chỉ có một cái máy, mua thêm thì không đủ tiền!
May cho tôi, chú em con chú ruột tôi, là Trung úy Quân cụ, bị thương mất một mắt, ngày 30/4 là thương binh, trốn trình diện, trốn cải tạo, về miền Tây, ở tận Minh Hải, Cà Mâu. Làm nghề bán cà rem từ 75 đến nay. Nghe tôi vào Sài gòn, đang làm nghề ảnh, chú viết cho tôi một lá thư dài, kèm thêm 05 đồng cho tôi đi xe… nhắn tôi về chơi. Tôi về, anh em mừng mừng tủi tủi vì quá lâu không gặp nhau, giờ gặp lại trong hoàn cảnh này…Sau khi thắp nhang trên mộ Thím tôi, chú ấy khóc thật nhiều:
- Em về đây là để tính chuyên vượt biển. Hai lần rồi không được, may là không bị bắt. Em tính khi đi thì chôn số vàng còn lại dưới tấm bia mẹ em, rối qua được sẽ nhắn anh vào đem mẹ em về quê. Chuyến vừa rồi, em chôn tới 4 cây vàng đó, vậy mà …
Là vai em, nhưng chú ấy lớn hơn tôi tới 15 tuổi. Về nơi đây, chú khai không biết chữ, thỉnh thoảng có việc gì phải ký tá, chú ấy xin lăn tay hoặc viết chữ thập! Nhưng rồi con gái đầu học lên đến cấp 2. không có ai kèm nên chú kèm cho nó. Thầy ngạc nhiên vì nó học xuất sắc, nhất là toán. Hỏi nó ai dạy cho nó, nó hồn nhiên nói là ba dạy! Chuyên vỡ lở, nhưng địa phương rất thoáng, họ cho qua hết, chỉ lâu lâu có việc gì cần người biết viết lách…thì nhờ chú ấy!!!
        Đêm lại, chú ấy đem ra một cái máy mới tinh, bọc nhiều lớp vải, còn nguyên bao da màu nâu, hiệu Minolta. Máy này là của chú em, em của chú ấy đem về từ Mỹ. sau lần đi du học Kiểm soát không lưu mấy năm trước, Sau 30/4, chú ấy qua lại Mỹ từ phi trường Biên Hòa.
- Anh cầm lên Sài gòn mà làm nghề, em đễ lâu cũng hư !
Tôi xem qua máy, bấm nghe màn trập nhảy tốt, mừng vô cùng!
Về Sàgon. Lượng cũng mừng, máy dễ sử dụng vì ánh sáng auto. Trên đầu máy có một màn hình, hai chiếc kim, một chiếc màu dỏ nhỏ, một chiếc kim màu xanh lá cây lớn hơn. Cứ hướng máy về vật chụp (chủ đề), kim đỏ sẻ nhảy theo ánh sáng lúc đó, thợ chỉ cần vặn cho kim xanh chồng lên kim đỏ là đúng sáng!
Chụp và tráng rọi mấy kiểu hình, cả hai chúng tôi an tâm lắm. Ngày sau, tôi bỏ máy Canon ở nhà, dùng máy mới…Đến nơi chụp, anh em thợ ai cũng trầm trồ vì máy mới, ống kính trong veo, không một chút halo vì nhìn vào lớp màu tím nơi ống kính là biết. Lượng nói với tôi:
- Lâu lâu anh cũng nên dùng máy Canon kẻo quên đi kiến thức. Máy này thực ra không dùng cho thợ. Anh không chủ động kết hợp khẩu đô và tốc đô để tạo được chiều sâu ảnh, không xóa được phông, không chụp được hình ngược sáng…Qua tết, có đủ tiền thì mình mua thêm máy.
Lúc này, ban đêm tôi đi học, các thầy đang dạy: “ Tăng một nấc khẩu độ, bằng giảm một nấc tốc độ, hoặc ngược lại…”.
Tôi vẫn không nản, cứ ngồi nghe thầy giảng những đều đã biết! Giáo trình hình như được lấy từ hai cuốn Kiến Thức Phổ Thông mà tôi đã thuộc nằm lòng!
                                                       oOo

Càng gần đến tết, chúng tôi càng xôn xao vì chỗ chúng tôi đang hành nghề không phải lả điểm tập trung khách. Phần nhiều thợ tìm đến những điểm khác ngoài địa bàn xin vào chụp mấy ngày tết.
Tôi và Lượng cũng băn khoăn nhiều về chuyện này, nhưng vì tôi không có giấy phép và hộ khẩu nên chưa biết làm sao!
Cũng thêm một dịp may đến với tôi, nhưng lần này thì không suôn sẻ!
Một bạn nghề già, chú Vang, lớn tuổi rồi, năm nay cũng đã 58 tuổi, nhưng vẫn còn làm nghề, chú khoe với tôi là chú có một ông hàng xóm, ngoài Bắc vào, hình như là con ông cháu cha gì đó bên sở Văn Hóa. Thầu chụp hình ở cảng Nhà Rồng. Lúc này vừa xây xong nhà lưu niệm rất hoành tráng. Cần nhiều thợ. Bản thân chú Vang cũng sẽ chụp ở đó dịp tết này. Tôi và một anh thợ nữa, anh Tùng, làm nghề khá lâu rồi, quê ở tận Bình Dương, cũng không có hộ khẩu Sài gòn, nhờ chú ấy xin dùm…
Không khó khăn gì, chiều 28 tết, chúng tôi cùng nhau đến gặp ông Danh, người thầu ở Bến Nhà Rồng để hợp đồng. Chúng tôi rất phấn khích, háo hức và tin tưởng lắm…
Tôi lo nhiều nhưng cũng trấn an mình vì nhờ cái máy mới, Không có đèn (flast) nên tôi quyết định không chụp ban đêm như lâu nay. Ba chú cháu chúng tôi luôn cặp kè bên nhau, những ngày này ít khách, ngồi uống cà phê hoài. Chiều chiều chúng tôi cũng làm vài xị cây lý, lạc quan mong chờ ngày tết!
Hợp đồng rất dễ: Chúng tôi chỉ cần có máy và tay nghề. Phim, tráng rọi ảnh đều do tổ tráng rọi của ông Danh lo, hẹn khách ngày sau nhận hình. 22 giờ giao phim và đếm biên lai giao tiền cho tổ trưởng, nhận phim cho ngày mai… tại nhà ông Danh.
Nhưng đến ngày cuối, khi nhận xong phim và những tập biên lai thì người của ông Danh yêu cầu thợ hẹn khách ba ngày! Phim được nhận không phải là phim Orwo của Đức như lâu nay chúng tôi vẫn dùng mà là phim Liên xô! Tên đọc từ tiếng Liên Xô là “Tắc ma”, cũng có loại hệt như thế, dọc là “ Xvai ma” Có hộp nhưng nhìn qua, chúng tôi rất nghi ngại về chất lượng, vả lại chúng tôi không quen chụp phim này, chú Vang hỏi, muốn tự mua phim orwo nhưng không được, người của ông Danh bảo: Cứ chụp bình thường như phim orwo.
Thực ra, phim này đã lưu hành lâu rồi nhưng ít ai dùng, chỉ trong các cơ quan, dịch vụ của nhà nước. Chất lượng có thể gọi là “may rủi”, Thợ chụp hình tránh xa, đến độ có người không biết nó tồn tại trên thị trường, như tôi !
Sáng mồng một chúng tôi có mặt, gặp nhau nhưng vì chưa có khách nên vào Can tin, uống cà phê. Ở đây cũng đã có một đám thợ khác, là người đã hợp đồng thẳng với HTX Nhà Rồng từ trước. Họ ung dung và có vẽ không lo lắng gì, họ có điểm giao hình và có người trực giao hình cho khách. Gần chín giờ, cũng lác đác vài anh thợ nữa đến, họ cũng hợp đồng với ông Danh. Nhập bọn cùng nhau, chúng tôi cũng chuyện trò thân tình vì cùng là thợ kiếm cơm như nhau…
Những thợ này cũng lo lắng vì phải chụp phim Liên xô và hẹn giao hình ba ngày như chúng tôi! Tự giao hình là một khó khăn vì khách phải tìm thợ, giao hình thì trở ngại chuyên chụp hình! Chúng tôi dự tính sẻ nêu khó khăn này với ông Danh vào cuối ngày…
                                                 oOo
Không có đèn flass là một thất lợi lớn. Tôi không dám chụp trong phòng trưng bày, chỉ lợi dụng hành lang và cửa sổ, nhưng cũng chỉ chụp hạn chế rồi đề nghị khách ra ngoài. Đêm thì hoàn toàn bó tay. Suốt ngày mồng một tôi chỉ chụp được năm (05) cuộn. Cổ tôi khàn, chân rã rời vì lên xuống cầu thang, chỗ này qua chỗ nọ theo khách!
Chiều, tôi về nhà ông Danh giao phim và tiển. Đếm theo biên lai được 184 kiểu, mỗi kiểu 05 đồng. Tôi nộp dủ 920 đồng cho thu ngân. Thu ngân là con gái của ông Danh. Tôi nhận biên lai rồi chạy về tìm Lượng ở điểm chụp.
Cái flas Lượng đang dùng hiệu Sunpak, có giá tới hai chỉ vảng. Nhưng có tiền chưa chắc đã mua được, phải ra các Kios chuyên buôn bán vật tư máy ảnh ở đường Nguyễn Huê đặt hàng may ra có, mà có cũng phải chờ vài tháng!
Tôi ngồi nghỉ một lát rồi thế chân cho Lượng nghỉ, uống ly nước, hút điếu thuốc! Lượng không chờ tôi hỏi, đưa năm ngón tay ý là đã năm cuộn phim. Tối nay nếu khá thì cũng thêm chừng  02 cuộn.
Lượng tuy ngồi nghỉ, nhưng luôn quan sát tôi để nhắc “gối phông”. Chụp đèn những nơi này mà không gối đầu và thân của khách lên một cái gì đó thì thua. Một bức tượng, một chậu hoa cao, Gốc cây….Ánh sáng đèn bắn vào khoảng không coi như chỉ sáng khuôn mặt, xung quanh tối, tóc mất hai mảng bên này, bên kia, hình rất xấu!
- Chụp đèn bên ngoài khác xa với trong nhà, nên phải luôn luôn tìm một cái gì đó làm vật phản quang nhe anh Sinh!
Lượng dặn tôi thật kỹ từ tháng trước, khi anh em tập sử dụng đèn, nhớ lời Lượng như in, tôi kiếm những chậu hoa kê gần tường, cho khách đứng…
Giao máy lại cho Lượng chụp, tôi phụ thu tiền và ghi biên lai.
Đúng như tôi dự đoán, đêm đó Lương chụp thêm 02 cuộn. là 07 cuộn. Mười giờ đêm chúng tôi về đến nhà, Tôi nói với Lượng về việc tôi dùng phim Liên Xô. Lượng cũng lo lắng không kém tôi.
Hai ngày, mồng hai và mồng ba, đám thợ hợp đồng của ông Danh và chúng tôi mong chờ tối mồng ba đễ nhận hình khách từ tổ tráng rọi ở nhà ông Danh.
Nỗi ám ảnh hình xấu, hình hư làm tôi lo lắng không một phút nào quên. Tôi không biết có phải đây là lương tâm nghề nghiệp hay không, nhưng cứ nghỉ đến khách thất vọng rồi to tiếng…là tôi lạnh người!
Chiều mồng ba. Minh, một người bạn từ hồi còn ở đường Hồ Đắc Hanh Quảng trị. Ghé vào tìm tôi. Lâu quá không gặp…Minh cũng chụp hình dao bên Thủ Thiêm, chụp loanh quanh các gia đình chứ không có điểm cố định nào. Anh em cho biết tôi ở đây, nên ghé thăm.
Khi tôi quay trả phim để ráp cuộn mới, Minh cản tôi lại:
- Trong máy tao còn chừng 16 kiểu, mày chụp luôn dùm tao, tối giao thợ làm hình, khỏi phải cắt phim mất công! Mai tao đem hình và phim qua.
Tôi hỏi Minh:
        - Phim gì vậy Minh?
- Orwo. Vậy mày chụp phim gì?
- Phim Liên Xô mới lo chứ!
- Ủa sao không xài Orwo?
- Tay nhà thầu bảo giống nhau.Thợ hợp đồng với nó toàn xài loại này!
Tôi rã rời không muốn chụp tiếp. xong đoạn phim của Minh, hai chúng tôi củng đi uống cà phê, đưa tiền 16 kiểu cho Minh rồi tôi về bên nhà ông Danh giao phim…
Đúng ra, ngày hôm nay là thợ phải nhận hình chụp hôm mồng một, mồng hai, để sáng mai giao cho khách theo như hẹn ba ngày. Nhưng cô thu ngân nói là tổ làm hình làm chưa xong. Cứ đóng phim và tiền ngày hôm nay, rồi ngày mai, mồng bốn nhận hình và thanh toán luôn tiền công.
Tôi phân vân, vì thợ vẫn đang chụp nên không gặp ai mà hỏi han. Tiền và phim chụp ngày hôm nay được 04 cuộn, tôi cũng đã đóng! Lo lắng mà không nói được với ai, tôi quay lại Nhà Rồng gặp chú Vang và anh Tùng. Họ cũng tức tối và lo lắng rã rời, các thợ khác cũng xúm lại xôn xao…
Một anh thợ có vẽ sành sỏi, bộ dạng ra dáng dân giang hồ:
- Đù má tụi này định chơi trò “ Sóng giang” rồi!
       Chú Vang hỏi:
- Sóng giang là sao?!
- “Sáng dông” đó mà, mai mốt tụi nó ôm tiền về Bắc, thánh nào tìm cho ra?! Tụi mình đừng chụp nữa, bây giờ về nhà cha Danh, nhớ là không giao phim và tiền ngày hôm nay. Đòi đưa hình hai ngày trước, có hình mới tiếp tục. nếu không có, mai chúng ta mua phim va biên lai. Tự chụp…Nhớ là chưa có hình thì không giao phim và tiền…
Tôi như đứng không vũng, muốn ngồi thụp xuống đất. Tôi đã giao tiền và phim hôm nay. Cà ba ngày là 13 cuộn phim, Tôi không giữ lấy đồng nào!
Cả nhóm gần chục thợ cùng kéo nhau về nhà ông Danh đòi hình…
Cuối cùng, một gả đàn ông chừng 35 tuổi, đem ra một ôm phim trắng nhếch, thả tất cả xuống cái bàn:
- Các anh không biết chụp hình, coi phim này, hoàn toàn thiếu sáng, phim thế này làm sao ra hình cho được! Cả bọn im lặng, chết điếng đi một lúc, rồi cũng anh thợ có dáng giang hồ lớn tiếng:
- Đù má, tao nói cho mày nghe nhé, thằng nào ở đây cầm máy ảnh bét gì cũng dã 5 năm, ăn cơm thiên hạ mòn răng rồi, tụi mày lấy phim quá đát, lại là của liên xô, không bắt sáng. Giờ đổ thừa cho thợ phải không?
Một anh thợ khác:
- Mày ra đây, tao còn trong máy mấy kiểu, mày chụp tụi tao rồi tráng phim ngay, coi tại ai?
Gả đàn ông lầm bần rồi lén vào trong nhả!
Con hẻm xôn xao, người trong xóm đến xem chật ních. Lúc này mới có nhiều bà con cho biết:
- Nhà này là của một cán bộ, lâu nay cho thuê, dạo gần đây thì đóng cửa cho đến khi ông Danh vào…
- Đù má, đúng bài sóng giang mà! Anh em giữ lấy tiền ngày hôm nay, cố gắng tìm chỗ làm hình giỏi, may chăng cứu được. Mai mua phim orwo và biên lai, tự chụp, tự kiếm chỗ làm hình và tự giao. Không lẽ bỏ cái tết sao?!
Tôi nghe đắng trong cổ mình, Cái tết nhiều hy vọng mua cái flass tiêu tan!
Không dủ can đảm chụp tiếp vì sợ khách làm  reo. Mấy hôm sau tôi về dứng phụ chụp cho Lượng. Thấy tôi cứ bần thần buồn bã, Lượng nắm tay tôi siết thất chặt;
- Mình em chụp cũng dư mua đèn, anh đừng buồn, còn nhiều cái khốn nạn nữa chứ chưa hết đâu!
( Còn tiếp phần III. Chia tay là vĩnh biệt.)
                                                          
                                                           Trạch An-Trần Hữu Hội
                                                        Sài gòn 08 tháng 4 năm 2017.